Page 36 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 36

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


             còn đóng quân ở ngay giữa vùng quốc gia, nói đúng hơn là ở trong
             lòng đất, trong những hang hầm đào dưới đất, mà mặt trên là quản
             hạt, dinh trại của chính phủ VNCH, hay là của quân đội Mỹ (từ
             năm  1965  trở  đi).  Đó  là  một  khiá  cạnh  của  cuộc  chiến  hồi
             1960/1975 mà ít người hay biết.
                    Thỉnh  thoảng  lắm  mới  thấy  nói  phớt  qua,  như  trong  cuốn
             Nguyễn Trân 1992, sđd, tr. 266 khoe: "Số cán bộ rất đông và như
             lời ông Cố Vấn (Ngô Đình Nhu), chúng ta không thể bắt hết được.
             Tuy nhiên kết qủa tôi (tỉnh trưởng Nguyễn Trân) thâu thập được ở
             Định Tường trong hơn một năm nay (hồi 1957-58) cho phép tôi
             nói rằng nếu tôi không bắt hết được chúng, thì ít ra tôi đã phá vỡ
             hết các cơ sở của chúng... Các cán bộ chưa bị bắt phải sống chui
             sống đụt ở bụi bờ, các hầm bí mật và bị dân chúng truy kích..."
                    Sự thực "những hầm bí mật" ấy không phải chỉ là những trú ẩn
             nhỏ nhoi và tạm bợ, mà là cả một hệ thống hang hầm dài mấy trăm
             cây số, có đầy đủ nhà thương, kho đạn, phòng ngủ, bếp "Hoàng
             Cầm", có thể nuôi từng tiểu đoàn Việt Cộng trong mười mấy năm
             dòng. Ông Trân không biết.
                   Đó là những tiết lộ của cuốn "Les Tunnels de Củ Chi" của hai
             ông John Penycate và Tom Mangold là phóng viên của đài BBC đã
             tới Việt nam các năm 1968 rồi 1978 và kế tiếp. Họ đã được phép
             coi tận chỗ các hang hầm Củ Chi và phỏng vấn nhiều cán bộ cao
             cấp Việt Cộng (bản chữ Anh năm 1985, bản dịch Pháp tại Paris,
             nxb: Albin Michel 1986).
                  "Cuộc chiến tranh du kích chống Mỹ-Diệm tái diễn từ khoảng
             giữa năm 1958, nên các hầm hố cũ của Việt Minh được chỉnh trang
             lại dần dần và, hơn nữa, được cải thiện và bổ túc bằng một chương
             trình kiến tạo rộng lớn, nhất là từ năm 1960 ở vùng III chiến thuật,
             tức khu I.2 và I.4 của Việt Cộng là nơi chiến trường chính giữa
             cộng sản và quốc gia.
                     Hồi chống Pháp nơi đó mới có chừng 48 cây số hang hầm,
             đến năm 1965, khi quân đội Mỹ tới, hệ thống địa đạo đã kéo dài
             đến hơn 200 cây.
                  Phong phú nhất là hệ thống hang hầm trong vùng quận Củ Chi,
             là cửa ngõ Sài Gòn đối với cục R của Việt Cộng đóng ở Tây Ninh,
             gần biên giới Việt Miên. Bộ tham mưu Việt Cộng của khu I.4 (Sài
             Gòn-Gia Định) được đóng ở dưới hầm xã Phú Mỹ Hưng; Bộ tham

                                            35
   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41