Page 40 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 40

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


             chứ Sihanouk chỉ trung lập về ngoại giao, nghĩa là đứng giữa và
             thân thiện cân bình với cả hai khối - đặc biệt trong 2 năm đầu - còn
             trong nội bộ nước Miên thì ông ta vẫn không thành lập chính phủ
             liên hiệp vơi "Miên Đỏ".
                     Đến cuối năm 1956 Sihanouk bắt đầu ngả theo Trung Cộng
             nhiều hơn là theo Mỹ, gây phản ứng bất lợi của Hoa Kỳ và của hai
             chính phủ thân Mỹ và chống cộng là Thái Lan và Việt Nam Cộng
             Hòa.
                   Từ đầu thập niên 1950 nước Miên - cũng như nước Lào - đã có
             trao đổi ngoại giao trên cấp bậc đại sứ với quốc gia Việt Nam của
             quốc  trưởng  Bảo  Đại,  rồi  tiếp  tục  với  Việt  Nam  Cộng  Hòa của
             chính phủ Ngô Đình Diệm.
                    Sau khi Miên trở thành trung lập, thì chính phủ Diệm - đúng
             hơn  là  cố  vấn  chính  trị  Ngô  Đình  Nhu  -  liền  tím  cách  hạ  bệ
             Sihanouk. Khoảng cuối năm 1956 đầu 1957, Nhu sai "siêu mật vụ"
             của mình là dược sĩ  Lê Trọng Văn, rồi đại sứ VNCH ở Nam Vang
             là Ngô Trọng Hiếu đi bí mật liên lạc và ủng hộ rất nhiều vàng
             (chứng như 110 ký lô) cho đại tá Miên là Dap Chhuon, tỉnh trường
             Siemreap, để xúi ông này ám sát Sihanouk.
                     Vụ âm mưu đảo chính bị tòa đại sứ Pháp ở Nam Vang bí mật
             thông báo cho Sihanouk hay. Ông này cho theo dõi rồi sai quân đội
             hoàng gia ập đến Siemreap bắn giết Dap Chhuon (và 2 tình báo
             VN của Ngô Trọng Hiếu) ngày 2-3-1959 (46).
                   Sihanouk cắt đứt bang giao với Thái Lan (tháng 12-1961), với
             VNCH (27-8-1963) với Hoa Kỳ (3-5-1965).
                    Ngay từ năm 1955-56 ông Hoàng Miên đã cho phép một "Phái
             đoàn đại diện thương mại" của cộng sản Bắc Việt đặt văn phòng ở
             Nam Vang, cầm đầu bởi Ca Văn Thỉnh, nguyên đốc học tỉnh Bến
             Tre.
                   Văn phòng ấy chính là trạm giao liên cho những cán bộ cao
             cấp của Việt Minh ghé chân (như trường hợp đại tướng Nguyễn
             Chí Thanh), trên đường xâm nập vào VNCH các năm 1959-1960.
             Và để tuyển mộ "Việt kiều Kampuchia" về Nam Việt.
                   Kim Nhật đã đưa ra nhận định như sau:
                   "Phái  đoàn  của  Ca  Văn  Thỉnh  đã  góp  một  phần  không  nhỏ
             trong việc chuẩn bị và tiến hành cuộc chiến tranh ngày nay ở miền
             Nam" (47).

                                            39
   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45