Page 59 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 59

Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975


           Nguyễn Văn Diệp, cử nhân Luật, Giám đốc Nam Việt Ngân Hàng,
           Nguyễn Văn Hiếu, trưởng ban Thanh Niên Sài Gòn - Chợ Lớn, Lê
           Hữu Phước, luật sư Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn, Tô Văn Mạnh, ký
           giả nhật báo Sài Gòn  Mới,  Mã  Thị Chu, dược sĩ, vợ của kỹ sư
           Nguyễn Văn Hiếu, trưởng phái đoàn Mặt Trận Giải Phóng Miền
           Nam tại Hội Nghị Paris từ 1968 đến 1973 (khác với Nguyễn Văn
           Hiếu trên) và sáu người nữa đều là ký giả trong ban trí vận thành
           ủy Sài Gòn - Chợ Lớn.
                  Vì bị cán bộ đảng phát giác và dân chúng cũng tố cáo, tỉnh ủy
           Định Tường phải chạy qua ẩn núp trên đất tỉnh Kiến Tường (Mộc
           Hóa) nhưng cũng bị ty công an Định Tường truy tầm và bắt được.
           Tài liệu bắt được xác nhận như sau:
                "Đảng ta có trước ở Định Tường, nhưng nay đảng ta bị tan rã
           trước ở Định Tường.
               Biên bản buổi họp của tỉnh ủy ấy ghi rằng: "Tất cả các cán bộ
           đều khóc và tuyên thệ giữ bí mật và trung thành với Đảng". Nhưng
           khi được đưa tới Mỹ Tho, thì tất cả đều thành khẩn phác giác, hình
           như  có  một  tâm  lý  phát  giác  trong  toàn  tỉnh.  Chúng đã  khai  số
           đảng viên của Định Tường là 5,800, mà 5.000 đã bị bắt, còn 800
           thì chạy tản mác khắp nơi. Vì cơ sở bị đánh phá, đảng CS phải đôn
           cán bộ cấp dưới lên thay thế vì thế mà hoạt động sút kém và tinh
           thần bị giao động.
               Một tỉnh ủy viên đặc trách quận chợ Gạo bí danh là Lê Trung Tá
           bị bắt đưa tới gặp tôi. Hắn tự ý thú nhận đã tổ chức ám sát tôi bằng
           cách dùng hai xe hơi, một cái xen vào ở giữa xe tôi và xe hộ tống
           còn  một  cái  thì  bắn.  Nhưng  hắn  không  thực  hiện  được  vì  tôi
           thường đi xuất kỳ bất ý, đến tài xế cũng không biết tôi đi đâu, cho
           tới khi ra khỏi cổng tôi mới chỉ đường cho tài xế đi.
                Tôi đã tha bổng Lê Trung Tá khi hắn nói được lệnh của Đảng
           bảo giết tôi chớ không thù hằn gì tôi. Sự khoan hồng này gây một
           tiếng vang rộng lớn khiến cán bộ cộng sản tin nơi chính sách giáo
           dục thay vì trừng trị của tôi.
                  Để trắc nghiệm tinh thần giác ngộ của cán bộ cộng sản trong
           nhà lao ngày lễ Quốc Khánh 26 tháng 10 năm 1958, tôi lấy một
           quyết định táo bạo là mở cửa nhà lao để cho 500 cán bộ đã được
           giác ngộ ra dạo chơi trong thành phố với lời dặn chúng trở về lại

                                           58
   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64