Page 146 - Tuyen Tap VTLV 2020
P. 146

Tuyển Tập Văn Thơ Lạc Việt
                  Có người muốn vào Thiên Đàng theo đường lối riêng
              của mình, họ không tin Kinh Thánh và sự  yêu thương của
              Đức Chúa Trời, nhưng tin rằng họ có thể vào Thiên Đàng
              bằng phương cách “THIỀN” hay bố thi làm điều lành, ăn
              chay trường; Họ tin làm như thế  càng nhiều càng tốt ở đời
              sau. Nhưng trong Kinh Thành Chúa khẳng định rằng: “Kẻ
              nào trèo vào từ nơi khác, là quân trộm cướp”. Thượng Đế đã
              có một con đường cho ta vào tức là Chúa Cứu Thế Giê-Xu
              Ngài là cái cửa của sự cứu rỗi.   Đạo của Chúa cũng không
              phải là đạo cố gắng ăn chay hãm mình va cũng không phải
              cố gắng bố thi để được phước như các đạo khác, mà đạo của
              Chúa là sự sống, bởi vì sự sống giống như nước tràn ra khắp
              mọi nơi và ai cũng hưởng và được uống cho đã khát, như
              một món qùa tặng không cho những ai tiếp nhận Ngài.

                  Chị than mến! Chúng ta đang sống trong một thế giới
              không phải là chiến tranh của con người mà là chiến tranh
              trong tâm linh chúng ta.

                  Thế giới đầy đau khổ và hỗn loạn là triệu chứng “đói”
              tâm linh của nhân loại. Con người cứ coi “đời là bể khổ” là
              triệu chứng đói tâm linh của con người. Buồn thảm, chán
              nản, nghi ngờ, bất an v.v… cũng là triệu chứng của đói tâm
              linh. Các nhà tâm lý đã đặt cho nó một cái tên khoa học “Tâm
              Bệnh”, hoặc bệnh của thời đại rồi vô phương giải quyết chữa
              trị. Nhung biết chị cũng như bao nhiêu người khác đang ở
              trong cơn đói tâm linh nên đã trấn an cơn đói bằng phương
              cách “TU THIỀN”. Xin Chị hãy tin vào lời phán của Chúa
              GIÊ-XU: “TA LÀ BÁNH CỦA SỰ SỐNG; AI ĐẾN CÙNG
              TA SẼ CHẲNG HỀ ĐÓI, VÀ Ai TIN TA CHẲNG HỀ
               KHÁT”. (Giăng 6:35 Tân ước trang 114).

                                         145
   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151