Page 148 - Tuyen Tap VTLV 2020
P. 148

Tuyển Tập Văn Thơ Lạc Việt
              hết sợ mới thôi. Nếu ta hiểu không gì bi thảm cho bằng đáng
              lẽ vui vẻ hy vọng thì lại sống trong lo âu, thành thử cả đời
              mình như một cơn hấp hối dài dằng dặc. Giữa thời đại khoa
              học rất thịnh vượng này mà niềm tuyệt vọng lại phát triển
              mạnh mẽ mới là ngược đời. đến đâu cũng thấy những người
              khao khát an ủi. Trong sa mạc có tiếng gào thét đòi hỏi cảnh
              thái bình, an toàn yên ổn. Sự sợ sệt làm cho các vấn đề tầm
              thường thành ra quan trọng, gây ra hỗn loạn trong cách phán
              đoán, làm cho tinh thần ta mất gìa dặn.

                  Chị hỏi rằng:  Chị không hiểu tại sao mà tín lý của Cơ
              Đốc Giáo có nhiều điều mang tính chất huyền hoặc và mê
              tín lại có thể thu hút được nhiều Tín Đồ mặc dầu Chúa vô
              hính và rằng Cơ Đốc Giáo là Đạo của Âu Mỹ phương tiện đi
              trước để mở đầu cho các cuộc xâm lăng các nước hèn kém
              và là văn hóa của Tây Phương không thích hợp cho Đông
              Phương.

                  Thưa Chị. tất cả những quan niệm kể trên đều không
               chính xác, vì do các thành kiến tạo ra. Thành kiến là điều
              đưa người ta từ chỗ gỉa thuyết đến ngay kết luận mà bỏ qua
              các sự thực quan trọng.

                  Trước tiên. Tin nhận Chúa Giê-Xu không phải là một
               mê tín. Mê tín theo định nghĩa mới nhất của Tự Điển tiếng
              Việt là: Tin một cách mù quáng vào các thần bí, vào những
              chuyện thần thánh, ma qủy, số mệnh v.v… Tin tưởng một
              cách mù quáng, không biết suy xét. Một định nghĩa khác
              cũng  của  Tự  Điển  tiếng  Việt  ghi  rằng:  Mê  tín  là  tin  vào
              những  điều  không  có  thật,  nói  tóm  lại,  mê  tín  là  tin  vào
              những đối tượng mơ hồ không có thật, sai lầm. Định nghĩa

                                         147
   143   144   145   146   147   148   149   150   151   152   153