Page 225 - Tuyen Tap VTLV 2020
P. 225
Quê Hương và Nỗi Nhớ
thiết giáp tấn công thì chết rồi. Thêm nữa nếu các Buôn
Thượng và các Dinh Điền Kinh xô sát với nhau thì các em
làm sao mà bảo vệ được gia đình vợ con các em.” Dĩ nhiên
là tôi dùng tiếng Rhadé để nói chuyện với họ. Ngay từ năm
1956, được cấp trên đề cử phụ trách về Thượng Vận tôi đã
phải tự học lấy tiếng Thượng. Trung Sĩ Rcom DamJu’ là thư
ký đánh máy của tôi ở phòng năm Quân Khu 4 là người đầu
tiên dạy tôi tiếng Rhadé, và tiềng Jarai. Anh cũng là người
đầu tiên cùng tôi dự lễ giết một con gà cúng Yang kết làm
anh em trước sự làm chứng của Thiếu Tá Nay Lô. Sau này
anh Damju đắc cử Dân Biểu Khóa 2, thời Tổng Thồng Ngô
Đình Diệm. Chính anh là người đề nghị Tổng Thống cho
thành lập một tỉnh mới ở quê hương của anh, và đã được
Tổng Thống chấp thuận. Vì vậy Tỉnh Phú Bổn đã ra đời.
Sau chính biến ngày 1 – 11 – 1963, chính quyền cũ không
còn nữa, anh được Trung Tá Ya Ba sau này làm Tỉnh Trưởng
Pleiku, bổ nhiệm làm Phó Tỉnh Trưởng Thượng. Anh giữ
nhiệm vụ này cho đến 1975, Cộng Sản tiến chiếm Pleiku sau
khi Quân Đoàn II rút khỏi Cao Nguyên. Vì anh mang họ
Rcom, một họ rất lớn, rất giàu có, nhiều thế lực, đời đời làm
tù trưởng người Jarai vùng Cheo Reo, nên Cộng Sản cũng
không bắt anh đi cải tạo mà còn lợi dụng anh để chiêu dụ
đồng bào Thượng. Cộng Sản ép anh làm một chân trong Mặt
Trận Tổ Quốc, và cho phép anh vẫn được giữ khoảng 6 sào
ruộng, trong khi những người Thượng khác chỉ được giữ một
hai sào, hoặc 3 sào là tối đa.
Các cấp chỉ huy LLĐB đưa chúng tôi vào Quận. Các
anh Ya Ba, Khổng Đức Phiên, Y Chôn Mlô, và tôi cho họ
biết, quân đội đã vây quanh đây rồi. Thủ Tướng cũng đã hứa
khoan hồng cho tất cả những người lầm lỗi. 4 Trại LLĐB
kia đã rút về trại an toàn, Thủ Tướng cũng không truy cứu