Page 68 - Tuyen Tap VTLV 2020
P. 68
Tuyển Tập Văn Thơ Lạc Việt
bị thương, mới đem ra được khỏi nước. (Nếu bại lộ sẽ bị tử
hình.) Với vận chuyển thô sơ thời bấy giờ, từ Ấn Độ đến
Trung Hoa phải mất nhiều năm tháng. Cho thấy sự quý báu
của kinh là dường nào. Tâm Bồ Tát Bát Thích Mật Đế vì
đạo quên mình, đáng cho ngàn đời sau, trọn đời bái phục.
Đến đất NAM THUYÊN, Ngài Bát thích Mật Đế đến
gặp quan Thừa Tướng (tên là PHÒNG DUNG, là một vị bác
học uyên thâm, có lòng ái mộ Phật Pháp) để trình bày về giá
trị của Kinh Lăng Nghiêm.
Quan Thừa Tướng hết sức vui mừng, cho là có được báu
vật độc nhứt trên đời. Nhưng khi đem cuốn lụa ra, vì bị máu
mủ bám vào lâu ngày, nên mất cả chữ nghĩa.
Nhưng được phu nhân của Thừa Tướng Phòng Dung
đem cuốn lụa đó nấu với một dung dịch hóa học, máu mủ
tan đi chỉ lưu lại nét mực, còn thấy để phiên dịch. (Thật là
Bà có công lớn trong việc nầy.)
Quan Thừa Tướng thỉnh Ngài Bát Thích Mật Đế dịch
chữ PHẠN ra chữ Tàu. Ngài Di Già Thích Ca dịch từ ngữ.
Quan Thừa Tướng nhuận sắc. Các nhà văn, học giả uyên bác
trong đạo Nho, đạo Phật xem đến Kinh Lăng Nghiêm đều
ngợi khen, và kính phục nghĩa lý cao siêu-văn chương tuyệt
diệu của Kinh nầy.
Có người hỏi: Nguyên nhân nào nước Ấn Độ có được
Kinh nầy? Kinh Phật ghi rằng:
“Do trong ngày Mãn Hạ, ông A-Nan khi Di Hành
(Thiền) khất thực; Không may gặp một tín nữ ngoại đạo tên
67