Page 389 - Tuyển Tập VTLV 2019
P. 389
hồn thiêng họ vẫn còn sống.
Sử của ta nói là hai vua cho chôn dấu ấn tín rồi bái biệt các chiến sĩ
mà tự trầm mình tại sông Hát. Mã Viện khoe chém được đầu Vua
đem về Tầu. Có lẽ cũng dễ hiểu là Mã Viện cho vớt xác hai Vua và
cắt đầu làm nhục mà thôi hoặc 3 năm sau khi y về Tầu thì cho đào
mả đem đầu lâu về khoe vua Hán.
XIN HAI VUA TRƯNG THỨ THA
TỘI SƠ XUẤT CỦA CÁC QUAN SỬ
Theo ý kiến riêng của người viết thì các quan sử gia Việt, cả Vua
Lê và Chúa Trịnh, không dám cả gan vô lễ đến nỗi viết chữ MỘT
沒(mò2) bộ thủy - để tả cái chết của Vua Trưng đâu song có lẽ vì
nhân vô thập toàn, đã sơ xuất cẩu thả trầm trọng không kiểm lại bản
gỗ khắc trước khi in. Sau bài tựa Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư (Tục
Biên 1697- trang 4b ) là bảng danh sách 23 vị quan soạn sách vợi
sự hợp tác của các thợ khắc ở các xã Hồng Lục, Liễu Chàng. Các
thợ khắc này học lực không cao nên dễ phạm lỗi sơ xuất - lắm khi
tai hại - nếu 23 vị quan soạn sách sử không kiểm bản gỗ cho kỹ trước
khi in. Vua Tự Ðức khi cho in lại cũng sơ ý chỗ này
Kinh xin cao kiến quý vị về động tự “MỘT / bị chết chìm”; tôi trộm
nghĩ
(a) “MỘT 没(mò2) bộ thủy là bị chết đuối, bị chết do tai nạn
Song
(b) TỰ TRẦM MỘT [自沉沒 zi zhèn mò] là tự ném [gieo]
mình xuống nước mà chết. [Tự điển HV Thiều Chửu " zhèn trấm"
trg 400;
http://www.mandarintools.com/cgi
bin/wordlook.pl?word=%E6%B2%89&searchtype=trad&where=start]
Thay vì phải khắc đủ 3 chữ là TỰ TRẦM MỘT, [hay ít nhất 2 chữ
là TRẦM MỘT ] thì bản in sơ xuất chỉ khắc chữ MỘT mà thôi nên
mới xẩy ra chuyện lầm lẫn tai hại như thế
(“TỰ” 自zhi là do chính mình hành động (như tự vẫn, tự thú ) “Trầm
hay trấm"” :gieo mình xuống nước mà “mai một” chết. Vì tự dạng
của hai chũ trầm 沉+ một 沒 khá giống nhau lại cùng thuộc bộ thủy
378