Page 52 - Tài liệu Chính sách đối với Lao động Nữ
P. 52
Câu hỏi 2: Chị A đang làm việc tại Công ty xuất nhập khẩu. Chị luôn
hoàn thành tốt mọi công việc được giao, công ty không đề bạt bổ
nhiệm làm Trưởng phòng với lý do chị là nữ, tuổi còn trẻ. Chị A muốn
biết bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động được pháp luật quy định
như thế nào?
Trả lời:
Điều 13 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định bình đẳng giới trong lĩnh
vực lao động như sau:
1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử
bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã
hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ
các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao
động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc
tiếp xúc với các chất độc hại.
Như vậy, bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động được pháp luật quy định
như trên, chị A nghiên cứu để thực hiện yêu cầu của mình.
Câu hỏi 3: Tôi là một công nhân lao động tại nhà máy may X. Thời gian
gần đây có một đồng nghiệp nam thường xuyên gửi cho tôi những
hình ảnh gợi cảm có yếu tố tình dục cả ban ngày và buổi tối, làm bản
thân tôi cảm thấy rất khó chịu, tôi đã đề nghị đồng nghiệp nam không
được gửi những hình ảnh như vậy cho tôi nữa, nhưng hành động đó
vẫn tiếp diễn. Tôi xin hỏi: Hành vi đó có được gọi là quấy rối tình dục
nơi làm việc không?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 84 Nghị định số 145/2020/NĐ- CP, ngày
14/12/2020 quy định.
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc:
1. Quấy rối tình dục quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động có thể
xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi
50