Page 57 - Tài liệu Chính sách đối với Lao động Nữ
P. 57
9 Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị hỗ trợ
của người lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền hỗ trợ cho
người lao động, thời gian hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng
12 năm 2021. Khuyến khích chi trả thông qua tài khoản ngân hàng của
người lao động.
Trường hợp không chi trả hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
Câu hỏi 9: Làm thế nào để nhận diện lao động trẻ em?
Trả lời: Không phải công việc nào do trẻ em thực hiện cũng đều coi là LĐTE.
Hàng ngày, có rất nhiều người dưới 18 tuổi vẫn đang làm những công việc
phù hợp với các quy định của pháp luật Quốc tế và trong nước nên không
bị coi là LĐTE. Bởi vậy, việc nhận diện LĐTE là quan trọng đối với những
người tham gia vào hoạt động phòng ngừa và giảm thiểu LĐTE và có liên
quan đến sử dụng lao động là người chưa thành niên, trong đó có đội ngũ
cán bộ Công đoàn cơ sở.
Dựa trên luật pháp Quốc tế (Công ước số 138 và số 182 của ILO) và các
quy định luật pháp của Việt Nam, có bốn (4) nhóm tiêu chí để nhận diện
LĐTE, gồm:
1. Độ tuổi và thời giờ làm việc (Điều 146 BLLĐ)
Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi: Không được quá 4 giờ/ngày và 20 giờ/
tuần. Không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm (từ sau 22h đến 6h
sáng ngày hôm sau).
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: Không được quá 8 giờ/ngày và 40
giờ/tuần. Có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số
nghề, công việc theo quy định của Bộ LĐTBXH.
2. Loại công việc: các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Loại công việc tham gia lao động được giới hạn theo 3 nhóm tuổi (đồng
thời thỏa mãn tiêu chí về thời giờ làm việc theo nhóm tuổi) quy định tại
Khoản 3 Điều 145, Khoản 1, Điều 147 Bộ luật Lao động năm 2019, Phụ lục II và
Phụ lục III của Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH
3. Nơi làm việc
Nơi làm việc bị cấm như: Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong
đường hầm; Công trường xây dựng; Cơ sở giết mổ gia súc; Sòng bạc, quán
55