Page 62 - Tài liệu Chính sách đối với Lao động Nữ
P. 62
Khi thực hiện cắt giảm nhân sự do thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động,
Công ty phải lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tiến hành
đối thoại với người lao động khi xây dựng phương án sử dụng lao động.
Trong quá trình đối thoại với NSDLĐ, NLĐ cần trực tiếp (hoặc thông qua
công đoàn cơ sở) đề nghị doanh nghiệp xác định các trường hợp ưu tiên
lao động nữ mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi…khi sắp xếp lại vị trí
việc làm. Nếu đã thực hiện đầy đủ các thủ tục, quy trình nêu trên mà doanh
nghiệp vẫn không sắp xếp được việc làm và cho NLĐ nghỉ việc thì Công ty
phải trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ.
Câu 14: Trong quá trình chuẩn bị thương lượng tập thể và ký kết
TƯLĐTT, phía công ty có đưa vào dự thảo TƯLĐTT nội dung quy định
khuyến khích công nhân nữ vào làm việc sau 2 năm mới sinh con, nói
là khuyến khích nhưng cũng không thấy ghi cụ thể thế nào; công nhân
không đi làm thêm giờ đầy đủ trong tháng thì không hưởng trợ cấp
chuyên cần, cuối năm sẽ đánh giá thi đua. Chúng tôi thấy băn khoăn
nhưng không biết phải làm như thế nào?
Trả lời: Nội dung thỏa ước lao động không được trái quy định của pháp
luật, khuyến khích có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật.
Những quy định công ty đưa ra nêu trên theo có xu hướng bất lợi cho NLĐ,
nhất là lao động nữ, vì ảnh hưởng đến quyền tự quyết về số con và khoảng
cách giữa các lần sinh con của người lao động được quy định trong Luật
Hôn nhân gia đình; có dấu hiệu vi phạm sự tự nguyện của NLĐ trong việc
làm thêm ngoài giờ được quy định trong Bộ luật Lao động.
Do vậy, trước hết, BCH công đoàn cơ sở có trách nhiệm trao đổi, thương
lượng đối với NSDLĐ để loại bỏ những quy định đó ra khỏi TƯLĐTT.
NLĐ cũng cần đồng hành với BCH công đoàn cơ sở để không đồng tình đưa
những quy định có tính chất bất lợi hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật vào nội
dung thỏa ước lao động tập thể.
Câu 15: Cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh không đồng tình cho công
đoàn cơ sở thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể với
NSDLĐ về tiền lương ngừng việc vì cho rằng từng người lao động phải
thỏa thuận với doanh nghiệp, như vậy có đúng không?
Trả lời: Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động quy định vể tiền lương ngừng
việc, nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động
60