Page 60 - Tài liệu Chính sách đối với Lao động Nữ
P. 60
Câu hỏi 11: Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid - 19, Công ty tôi thực hiện
làm việc theo mô hình “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ
tại chỗ). Do hoàn cảnh gia đình có con nhỏ cần mẹ chăm sóc nên tôi
không thể đi làm theo thông báo được và phải nghỉ việc. Xin hỏi quyền
lợi của tôi trong thời gian nghỉ việc này sẽ được giải quyết như thế nào?
Trả lời: Trường hợp này, doanh nghiệp đã cố gắng tổ chức, duy trì sản xuất
trong điều kiện lao động đặc thù, người lao động nghỉ việc cũng không do
lỗi của mình. Do vậy, NLĐ cần đề nghị doanh nghiệp (hoặc thông qua công
đoàn cơ sở) để giải quyết quyền lợi của mình theo một trong các phương
án sau:
9 Phương án 1: Doanh nghiệp cho người lao động ngừng việc và trả lương
ngừng việc cho người lao động. Ngoài được doanh nghiệp trả lương
ngừng việc, người lao động còn được hỗ trợ chính sách ngừng việc khi
có đủ các điều kiện theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021
của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách
hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại
dịch Covid - 19.
9 Phương án 2: Thống nhất với người lao động tạm hoãn hợp đồng lao
động hoặc hai bên thỏa thuận nghỉ không hưởng lương. Trường hợp
này, NLĐ không được hưởng lương.
Hai bên thống nhất phương án phù hợp, trong đó, phương án ngừng việc
(nhất là đối với NLĐ nữ không làm việc “3 tại chỗ” do có con nhỏ) là lựa chọn
tốt nhất. Việc nghỉ không lương chỉ nên tính đến khi doanh nghiệp thực sự
khó khăn mà NLĐ cần chia sẻ.
Do tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường, NLĐ cũng nên đề xuất công
đoàn cơ sở có phương án để bảo vệ việc làm, nhất là đối với lao động đang
nuôi con nhỏ nếu xảy ra tình huống doanh nghiệp gặp khó khăn phải thu
hẹp sản xuất, cắt giảm lao động.
Câu 12: Xin hỏi, doanh nghiệp không ký tiếp hợp đồng lao động với
lao động nữ đang mang thai khi hợp đồng lao động cũ hết hạn thì có vi
phạm pháp luật không? Phải làm gì để giữ được việc làm trong trường
hợp này?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động, hợp đồng lao động chấm
dứt khi hết thời hạn hợp đồng. Do vậy, khi hợp đồng lao động hết hạn, việc
chấm dứt hợp đồng lao động của doanh nghiệp với NLĐ là không vi phạm
58