Page 65 - Tài liệu Chính sách đối với Lao động Nữ
P. 65
9 BCH Công đoàn cần lắng nghe và tập hợp tối đa ý kiến NLĐ; thường
xuyên trao đổi, thảo luận cùng NLĐ để chọn ra những nội dung, phương
án thương lượng phù hợp nhất; Tổ chức các hoạt động tạo sự đồng
thuận của người lao động….
9 NLĐ cần tích cực tham gia ý kiến; tham gia các hoạt động hậu thuẫn
cho quá trình thương lượng, như: thảo luận xử lý vấn đề nào đó khi bị
NSDLĐ từ chối, thảo luận chiến lược thương lượng, hành động hỗ trợ
thương lượng như: nhắn tin ủng hộ, mặc áo công đoàn, dán poster, ký
đơn tập thể….
9 TƯLĐTT chỉ được ký kết khi có trên 50% NLĐ biểu quyết tán thành.
Câu 19: Tôi không nắm rõ lắm về tình hình doanh nghiệp cũng như các
quy định của pháp luật, nên khi công đoàn lấy ý kiến đề xuất nội dung
thương lượng, tôi không biết bày tỏ thế nào?
Trả lời: Có thể xuất phát từ tâm lý e dè, hoặc NLĐ cũng chưa hiểu rõ mình có
quyền lợi gì? nên đề xuất nội dung gì khi thương lượng tập thể?... Vì vậy, khi
đề xuất nội dung thương lượng tập thể, thông thường BCH CĐCS sẽ khảo sát
ý kiến, nguyện vọng của NLĐ, lập danh sách những nguyện vọng theo thứ tự
được nhiều NLĐ quan tâm. Lúc này, NLĐ nên:
9 Mạnh dạn bày tỏ ý kiến, mong muốn của mình về các vấn đề như: tiền
lương, các chế độ trợ cấp, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện
lao động…, hoặc những đề xuất cho hoạt động của doanh nghiệp, cách
thức giải quyết, vận hành công việc thuận lợi hơn.
9 Trao đổi, hỏi BCH công đoàn cơ sở về:
• Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
• Những quy định của pháp luật về chế độ chính sách cho NLĐ để có
thông tin đối chiếu.
• Kết quả thực hiện TƯLĐTT (nếu đã ký kết) hoặc việc thực hiện chế độ,
chính sách đối với NLĐ tại DN (nếu chưa ký kết TƯLĐTT).
• Thông tin về TƯLĐTT của các DN cùng ngành nghề, quy mô, địa bàn,
cạnh tranh (nếu có) để có thêm thông tin.
Hãy khắc phục tâm lý e dè, nhiệt tình tham gia và đề xuất khi có sự gợi mở,
mạnh dạn trao đổi những vấn đề mình chưa hiểu rõ với BCH công đoàn cơ
sở để có những đề xuất, lựa chọn phù hợp nhất.
63