Page 63 - Tài liệu Chính sách đối với Lao động Nữ
P. 63

hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm
          hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do
          kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc.
          Các doanh nghiệp có hàng ngàn người lao động khi có sự cố ngừng việc thì
          không thể thỏa thuận tiền lương ngừng việc với từng người lao động. Mặt
          khác, nếu thỏa thuận với từng người lao động thì sẽ có người thỏa thuận
          được mức cao, có người thỏa thuận được mức thấp (vì yếu thế hơn) nên
          không đảm bảo công bằng khi trả lương ngừng việc.
          Điều 67 Bộ luật Lao động quy định, các bên thương lượng có thể lựa chọn
          một hoặc nhiều nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể, như: tiền
          lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác,…hoặc nội
          dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
          Căn cứ các quy định trên, cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh không chấp thuận
          cho công đoàn cơ sở thương lượng về tiền lương ngừng việc là không đúng.
          Hành vi này còn có dấu hiệu can thiệp, thao túng vào hoạt động thương lượng
          tập thể, vi phạm tinh thần Công ước 98 về của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)
          về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.

          Câu 16: Ai là đại diện cho lao động nữ khi cần lấy ý kiến của họ?
          Trả lời: Ở nơi có công đoàn cơ sở, ban nữ công thuộc BCH công đoàn cơ sở
          là đại diện cho lao động nữ.
          Trường hợp trong doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động
          tại cơ sở (công đoàn cơ sở, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp),
          việc xác định đại diện lao động nữ trong hoạt động đối thoại nên được thực
          hiện khi chọn cử thành viên đại diện đối thoại của người lao động trong
          doanh nghiệp. Khi đó, cần có tỷ lệ phù hợp đại diện của lao động nữ trong
          cơ cấu thành phần đại diện đối thoại phía người lao động do các tổ chức
          đại diện (công đoàn, tổ chức của NLĐ ngoài công đoàn, nhóm đại diện NLĐ
          không thuộc tổ chức nào) cử ra.
          Tùy trường hợp, trước khi quyết định những vấn đề có liên quan đến lao
          động nữ, NSDLĐ phải lấy ý kiến của đại diện lao động nữ hoặc tất cả lao
          động nữ trong doanh nghiệp.

          Câu 17: Ở Công ty tôi, các chế độ của NLĐ đang thực hiện tại DN đều tốt
          hơn so với quy định của pháp luật và được quy định ở các văn bản nội





                                                                       61
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68