Page 142 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 142

141


                  khiển đã bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội,  ngƣời tổ chức phải có các hành vi

                  tích cực, sử dụng ảnh hƣởng của mình không để tội phạm do nhóm tội phạm
                  đƣợc thực hiện đến cùng nhƣ thuyết phục, khuyên bảo, đe dọa những ngƣời

                  đồng  phạm  khác  không  thực  hiện  tội phạm  đến  cùng  hoặc phải báo  cho  cơ
                  quan nhà nƣớc có thẩm quyền biết để có biện pháp ngăn chặn kịp thời…

                         Ở giai đoạn phạm tội chƣa đạt của ngƣời tổ chức đã có các hành vi nhằm

                  thực hiện tội phạm cụ thể nhƣng chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ cấu thành tội phạm
                  yêu cầu. Có thể xảy ra các trƣờng hợp nhƣ sau: Không rủ rê, lôi kéo, tập hợp
                  đƣợc ngƣời khác tham gia băng, ổ, nhóm tội phạm; băng, ổ, nhóm tội phạm

                  đƣợc thành lập nhƣng những ngƣời tham gia lại không nghe theo sự điều khiển
                  của ngƣời tổ chức hoặc băng, ổ, nhóm tội phạm đƣợc thành lập nhƣng chƣa kịp

                  thực hiện hành vi phạm tội nào.

                         Để xác định trách nhiệm hình sự của ngƣời tổ chức trong giai đoạn này,
                  chúng ta căn cứ vào điều luật quy định tội phạm cụ thể mà ngƣời tổ chức đã

                  thực hiện, điều luật về tổ chức thực hiện tội phạm và điều luật về phạm tội
                  chƣa đạt.

                         Trong  trƣờng  hợp  ngƣời  tổ  chức  đã  áp  dụng  các  biện  pháp  tích  cực

                  nhƣng tội phạm vẫn tiếp tục đƣợc thực hiện đến cùng thì hành vi ngăn chặn của
                  ngƣời  tổ  chức  cũng  đƣợc  coi  là  tình  tiết  giảm  nhẹ  trách  nhiệm  hình  sự  khi
                  quyết định hình phạt.


                         c. Trách nhiệm hình sự của người giúp sức trong trường hợp tự ý nửa
                  chừng chấm dứt việc phạm tội

                         Ngƣời giúp sức là ngƣời tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho việc thực

                  hiện tội phạm. Vì vậy, cũng giống nhƣ ngƣời xúi giục, ngƣời giúp sức đƣợc coi
                  là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải có những hành động tích cực
                  nhằm ngăn chặn việc thực hiện tội phạm, làm mất tác dụng của hành vi giúp

                  sức trƣớc đó của mình.

                          Nội dung, tính chất của hành vi ngăn chặn lại tùy thuộc vào đặc điểm
                  của hành vi giúp sức (giúp sức vật chất hay giúp sức tinh thần). Đối với hành vi

                  giúp sức về vật chất thì ngƣời giúp sức phải có các hành vi nhƣ: lấy lại công
                  cụ, phƣơng tiện phạm tội, không khắc phục trở ngại cho việc tham gia thực

                  hiện tội phạm chung… Trƣờng hợp ngƣời giúp sức có hành vi giúp sức về tinh
                  thần nhƣ: góp ý, chỉ dẫn, cung cấp thông tin liên quan đến việc thực hiện tội
                  phạm, hứa hẹn che giấu tội phạm, cất giấu công cụ, phƣơng tiện phạm tội… thì

                  việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của ngƣời giúp sức phải thỏa mãn
   137   138   139   140   141   142   143   144   145   146   147