Page 157 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 157

156


              tính mạng của ông Q nhƣng H đã thống nhất ý chí với V và T trong việc đánh

              ông Q, chấp nhận hậu quả xảy ra. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm kết án Nguyễn

              Văn H đồng phạm với Trần Quang V và Phạm Nhật T về tội “Giết ngƣời” là có
              căn cứ. Tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm kết án Nguyễn Văn H theo điểm n khoản

              1 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 với tình tiết định khung “Có tính chất côn
              đồ” là không đúng, bởi vì: Trong vụ án này Trần Quang V và Phạm Nhật T là

              ngƣời trực tiếp thực hiện hành vi đánh ông Q; chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trong
              sinh hoạt với các con của ông Q mà V và T đã dùng mã tấu chém nhiều nhát

              vào những vùng trọng yếu trên cơ thể của ông Q nên chỉ hành vi phạm tội của

              V và T “Có tính chất côn đồ”, còn Nguyễn Văn H không trực tiếp tham gia
              đánh ông Q mà giúp sức cho V và T trong việc đánh ông Q nên hành vi phạm

              tội của H không “Có tính chất côn đồ” mà chỉ thuộc trƣờng hợp quy định tại

              khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999.”

                     2. Phân tích án lệ số 17/2018/AL

                     a. Sự cần thiết phải công bố án lệ số 17/2018/AL


                     Theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999
              đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì tình tiết “ có tính chất côn đồ” là tình tiết
              tăng nặng định khung của tội “ Giết ngƣời”, đồng thời nó còn đƣợc quy định là

              tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại điểm d khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình
              sự năm 1999.

                     Thực tiễn xét xử thời gian qua cho thấy, các cơ quan tiến hành tố tụng,

              ngƣời tiến hành tố tụng còn có nhận thức không thống nhất, thậm chí áp dụng
              không đúng về  tình tiết “Có tính chất côn đồ” đặc biệt là trong vụ án có đồng

              phạm.

                     Theo  quy  định tại  Điều 20  Bộ  luật hình sự  năm  1999 thì  có bốn loại
              ngƣời đồng phạm, gồm: ngƣời thực hành, ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục, ngƣời

              giúp sức. Về nguyên tắc, trong vụ án đồng phạm thì tất cả những ngƣời đồng
              phạm đều phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm mà họ đã

              thực hiện. Nguyên tắc này xuất phát từ tính chất liên kết hành vi cùng thực hiện
              một tội phạm của đồng phạm, hành vi của mỗi ngƣời đồng phạm đều là nguyên
              nhân gây ra hậu quả của tội phạm. Vì vậy, các đồng phạm đều bị truy tố, xét xử

              và bị áp dụng hình phạt về một tội phạm mà họ đã thực hiện. Tuy nhiên, trách
              nhiệm hình sự của từng ngƣời thì độc lập với nhau theo nguyên tắc cá thể hóa

              trách nhiệm hình sự. Sự độc lập về trách nhiệm hình sự của các đồng phạm phụ
   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162