Page 5 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 5

4


                                                    Chương 1

                NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÁC GIAI ĐOẠN CỐ Ý THỰC HIỆN

                                                   TỘI PHẠM

                     I. KHÁI NIỆM CÁC GIAI ĐOẠN CỐ Ý THỰC HIỆN TỘI PHẠM

                     1. Sơ lược lịch sử hình thành của chế định các giai đoạn cố ý thực
              hiện tội phạm


                     Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định trong Bộ luật
              hình sự do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự  hoặc pháp nhân thƣơng
              mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các khách thể đƣợc luật

              hình sự bảo vệ. Cũng nhƣ những dạng hành vi khác của con ngƣời, hoạt động
              phạm tội đƣợc thực hiện với lỗi cố ý cũnhg diễn ra theo một quá trình nhất

              định, từ khi hình thành ý tƣởng phạm tội cho đến khi quyết định phạm tội,
              chuẩn bị các điều kiện cho quá trình phạm tội và thực hiện tội phạm... Quá

              trình diễn biến đó của hành vi phạm tội mang tính khách quan và trên thực tế
              không phải trong mọi trƣờng hợp tội phạm đều diễn ra đến giai đoạn cuối
              cùng và ngƣời phạm tội đều đạt đƣợc mục đích của mình.


                     Nghiên cứu Luật hình sự phong kiến Việt Nam, từ thế kỷ thứ 15 đến
              thế kỷ 19, đã thấy xuất hiện các quy định liên quan đến một số giai đoạn thực
              hiện tội phạm. Một trong những điểm khác biệt lớn nhất của pháp luật hình sự

              phong kiến và pháp luật hình sự hiện đại đó là pháp luật hình sự phong kiến
              có phạm vi điều chỉnh rất rộng, không có sự phân biệt giữa luật hành chính,

              dân sự hay hình sự, nguyên nhân chủ yếu là do trình độ cũng nhƣ kỹ thuật lập
              pháp thời kỳ đó còn hạn chế.

                     Bộ Quốc triều hình luật là văn bản pháp luật mang tính tổng hợp cao,

              tính tổng hợp thể hiện ở chỗ trong Bộ luật này quy định nhiều vấn đề mà theo
              khoa học pháp lý hiện đại nó thuộc đối tƣợng điều chỉnh của nhiều ngành luật

              khác nhau. Trong Bộ luật này không có quy định cụ thể hay những quy định
              riêng về chuẩn bị phạm tội cũng nhƣ phạm tội chƣa đạt, tội phạm hoàn thành.
              Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung một số Điều luật cho thấy Bộ luật đã đề cập

              đến chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm tuy còn ở mức đơn giản. Cụ thể
              là Bộ luật này quy định trách nhiệm hình sự  đối với giai đoạn phạm tội chƣa

              đạt nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành. Ví dụ Điều 416 Bộ luật Hồng đức
              quy định: “...làm cho bị thương thì tội nhẹ hơn một bậc, đã giết chết thì bị
              khép tội luật cố sát”.
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10