Page 6 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 6
5
Nhƣ vậy có thể thấy, dù Bộ Quốc triều hình luật chƣa quy định cụ thể
về chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chƣa đạt, tội phạm hoàn thành, nhƣng Bộ
luật cũng đã thể hiện đƣợc sự phân hóa trách nhiệm hình sự giữa phạm tội
chƣa đạt và tội phạm hoàn thành. Đây cũng là một trong những lý do để Quốc
triều hình luật đƣợc xếp vào một trong những Bộ luật có kỹ thuật lập pháp
phát triển nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Bên cạnh Bộ Quốc triều hình luật thì không thể không kể đến Hoàng
Việt luật lệ là một Bộ luật lớn nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Có thể
nói, đây là một bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất của nền cổ luật Việt Nam.
Nhìn chung Hoàng Việt luật lệ kế thừa những giá trị của Quốc triều hình luật
nên có những điểm tƣơng đồng. Thông qua nghiên cứu Bộ luật này về vấn đề
các giai đoạn thực hiện tội phạm cho thấy, ở chừng mực nhất định luật đã đề
cập và phân biệt mức độ thực hiện tội phạm. Theo quy định của Bộ luật này
thì biểu lộ ý định phạm tội là giai đoạn đầu tiên của quá trình thực hiện tội
phạm và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự rất nghiêm khắc nhƣ tội “mƣu
phản”, “mƣu đại nghịch”, “mƣu sát nhân”... Trong Hoàng Việt luật lệ không
có quy định riêng biệt về trƣờng hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chƣa đạt
trong các Điều luật cụ thể nhƣ hiện nay mà có quy định gián tiếp trong các
điều luật. Ví dụ, Điều 251 có quy định “Phàm mưu chiếm của cải hay mạng
người thì phải chia rõ ra là từng lấy của được hay không, như lấy được của
và giết người thì thủ phạm, tùng phạm, kẻ góp sức đem chém ngay” hay Điều
258 quy định về Tội nuôi tạo thuốc độc để giết ngƣời “Phàm nuôi chứa thuốc
độc có khả năng giết người thì bị tội chém... Nếu chế tạo bùa yêu, lời chú để
mưu sát thì theo ý muốn giết hại mà xử”... Bên cạnh đó đối với một số tội,
luật quy định và phân biệt các trƣờng hợp đƣợc coi là tội phạm hoàn thành và
chi tiết khi đối tƣợng đƣợc xâm phạm khác nhau. Ví dụ Điều 249 quy định
“Phàm ăn trộm, lấy công khai hay lén lút đều là ăn trộm... Trộm những đồ
đạc, lụa, tiền của tư nhân hay nhà quan mà dời chúng đi xa khỏi nơi lấy cắp
đó đều là đồ ăn trộm. Đối với đồ châu báu, quý giá cho vay tay giấy mấy tích
tại nơi ăn trộm chưa dời đi nơi khác cũng là đồ ăn trộm, còn như gỗ, đá là
những vật nặng sức một người không thể di chuyển đi thì chưa thành ăn trộm.
Đối với ngựa trâu thì phải đưa chúng rời xa khỏi chuồng hay nhà chủ tội
phạm mới hoàn thành”. Từ các quy định này, nhà làm luật cũng ý thức đƣợc
tội phạm hoàn thành nguy hiểm hơn phạm tội chƣa hoàn thành của cùng loại
tội. Ví dụ, Điều 332 quy định: “Phàm cưỡng gian hoàn thành thì bị xử tội
treo cổ giam chờ còn hiếp dâm chưa hoàn thành thì bị phạt một trăm trượng,
lưu ba ngàn dặm”.