Page 7 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 7
6
Pháp luật Hình sự Việt Nam giai đoạn sau năm 1945 cho đến trƣớc khi
có Bộ luật hình sự năm 1985, thời kỳ này chúng ta vẫn chƣa có Bộ luật hình
sự. Các văn bản pháp luật đƣợc ban hành thời kỳ này đƣợc ban hành chủ yếu
để ghi nhận và bảo vệ thành quả của cách mạng. Tuy nhiên, chế định các giai
đoạn thực hiện tội phạm đã đƣợc đề cập nhƣng còn ở mức đơn giản do trình
độ lập pháp thời kỳ đó còn hạn chế.
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 1967 về Pháp lệnh trừng trị các tội
phản cách mạng ngày 30/10/1967 thì âm mƣu phạm tội là “giai đoạn đầu của
việc tiến hành các tội phản cách mạng”, hay đối với hành vi chuẩn bị phạm
tội đƣợc hiểu theo nghĩa rộng đó là “Có hành động chuẩn bị phạm pháp” theo
Sắc lệnh số 02/SL ngày 18/6/1957.
Đối với giai đoạn phạm tội chƣa đạt thì chƣa có văn bản nào giải quyết
đƣợc vấn đề này, tuy nhiên theo bản tổng kết 425-HS2 ngày 10/8/1970 của
Tòa án nhân dân tối cao “Tội giết người hoàn thành khi người bị nạn chết.
Đối với trường hợp giết người nhưng không chết nên thống nhất gọi là giết
người chưa đạt”. Với trƣờng hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội,
theo các văn bản pháp luật thời điểm này thì đó là trƣờng hợp có “ý định”
hoặc “khi không xác định đƣợc rõ ràng ý thức của ngƣời phạm tội”, cụ thể
“trường hợp có âm mưu phạm tội nhưng nếu được nửa chừng hành động lại
chủ động tự mình chấm dứt tấn công, đã tự nguyện không thực hiện tội
phạm”.
Sau giải phóng miền nam đất nƣớc thống nhất, tình hình kinh tế chính
trị, xã hội dần đi vào ổn định. Để phục vụ cho công cuộc xây dựng xã hội
mới, cần thiết phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Trong bối cảnh nhƣ
vậy năm 1985 Bộ luật hình sự ra đời, trong Bộ luật này các chế định đƣợc quy
định tƣơng đối đầy đủ và hợp lý. Lần đầu tiên các khái niệm chuẩn bị phạm
tội, phạm tội chƣa đạt đƣợc quy định trong luật, điều này cho phép những nhà
nghiên cứu và áp dụng pháp luật hình sự nhận thức đầy đủ và thống nhất hơn
về các giai đoạn thực hiện tội phạm. Cụ thể, tại Điều 15 Bộ luật hình sự năm
1985 quy định về chuẩn bị phạm tội, phạm tội chƣa đạt:
“1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc
tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị
phạm một tội nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự .
2. Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện
được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.