Page 12 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 12
11
đến việc thực hiện tội phạm đến cùng nhằm đạt đƣợc những gì mình đặt ra khi
phạm tội. Việc họ không thực hiện đƣợc tội phạm đến cùng không phải do họ
mong muốn mà vì những trở ngại khách quan ngăn cản họ. Truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với họ nhằm cải tạo, giáo dục họ từ bỏ ý định phạm tội.
Nhƣ vậy về bản chất, chỉ tội phạm đƣợc thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp
ngƣời phạm tội mới có động cơ và mục đích phạm tội rõ ràng đồng thời mong
muốn thực hiện đƣợc tội phạm đó để gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Nên mới có sự chuẩn bị để thực hiện tội phạm ấy. Còn đối với tội phạm đƣợc
thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý thì ngƣời phạm tội không mong
muốn cho hậu quả tội phạm xảy ra vì vậy không thể có việc “chuẩn bị phạm
tội” hay “phạm tội chƣa đạt” để buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự về
điều chƣa xảy ra và họ cũng không mong muốn nó xảy ra. Trƣờng hợp này
chỉ có thể xác định là có tội phạm hay không có tội phạm mà không có các
giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm.
- Thứ hai, trách nhiệm hình sự chỉ có thể đƣợc đặt ra khi một ngƣời đã
bắt đầu thực hiện tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
Luật hình sự Việt Nam chỉ coi là có hành vi phạm tội và đặt ra trách
nhiệm hình sự khi một ngƣời đã bƣớc vào giai đoạn chuẩn bị phạm tội (tuy
nhiên giai đoạn chuẩn bị phạm tội trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với 25
tội danh đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 14 Bộ luật hình sự năm 2015).
Những gì xảy ra trƣớc đó nhƣ hình thành ý định phạm tội, tƣ tƣởng, suy nghĩ
hay ý định phạm tội không phải là tội phạm mà chỉ có thể là đối tƣợng nghiên
cứu của Luật hình sự chứ không thể là đối tƣợng của trách nhiệm hình sự .
Trong thực tế, có những trƣờng hợp trƣớc khi có những hành vi cụ thể,
ngƣời phạm tội có thể đã có những âm mƣu, ý tƣởng phạm tội. Nhƣng tội
phạm phải đƣợc xác định thông qua hành vi, đây đã là nguyên tắc đặc thù đã
đƣợc xác định trong Luật Hình sự. Bởi vậy, chỉ khi nào ý tƣởng phạm tội
đƣợc thể hiện thông qua những hành vi cụ thể mà sớm nhất là những hành vi
trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, nhƣ hành vi chuẩn bị công cụ, phƣơng tiện
phạm tội hoặc hành vi tạo ra các điều kiện cần thiết khác (về vật chất hoặc
tinh thần) cho việc thực hiện tội phạm thì lúc đó mới có cơ sở để truy cứu
trách nhiệm hình sự . Quy định này xuất phát từ nguyên tắc hành vi trong
Luật Hình sự, nghĩa là Luật Hình sự không cho phép truy cứu trách nhiệm
hình sự một ngƣời về tƣ tƣởng của họ mà chỉ đƣợc truy cứu trách nhiệm hình
sự với hành vi của họ khi hành vi đó thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm.