Page 15 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 15

14


                     Tuy nhiên, không phải mọi trƣờng hợp phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp

              đều có giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Giai đoạn chuẩn bị phạm tội sẽ không có
              khi ngƣời phạm tội vừa có ý định phạm tội đã thực hiện ngay ý định đó.

                     Việc quy định chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự thể

              hiện  chính  sách  của  Đảng  và  Nhà  nƣớc  ta  trong  việc  xử  lý  nghiêm  minh

              những hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi phạm tội. Việc quy định chế
              định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự đồng thời quy định ngƣời có

              hành vi chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự trong trƣờng hợp
              chuẩn bị phạm các tội nhất định là căn cứ pháp lý quan trọng giúp cho các cơ

              quan có thẩm quyền xử lý một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật
              về trách nhiệm hình sự của ngƣời chuẩn bị phạm tội, ngăn ngừa có hiệu quả

              hành vi chuẩn bị phạm tội để làm giảm bớt tác hại mà các hành vi phạm tội

              gây ra cho xã hội.

                     Đồng thời, khái niệm chuẩn bị phạm tội cho phép xác định một cách

              chính xác, khách quan và hợp lý các quan hệ cụ thể cần phải đƣợc điều chỉnh
              bằng luật hình sự. Việc quy định khái niệm chuẩn bị phạm tội còn góp phần

              bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà nƣớc, các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân

              dân; hỗ trợ công tác giáo dục, phổ biến và tuyền truyền các kiến thức về pháp
              luật để thông qua đó nâng cao ý thức pháp luật, trình độ văn hóa pháp lý trong

              các tầng lớp nhân dân, tạo thói quen tôn trọng, tuân thủ và chấp hành nghiêm

              chỉnh pháp luật.

                     b. Đặc điểm của giai đoạn chuẩn bị phạm tội

                     Nghiên cứu khái niệm chuẩn bị phạm tội có thể thấy giai đoạn chuẩn bị

              phạm tội có những đặc điểm cơ bản sau:

                     - Thứ nhất, ngƣời phạm tội bắt đầu thể hiện ý định phạm tội ra bên
              ngoài bằng những hành vi cụ thể.


                     Trƣớc khi có những hành vi chuẩn bị phạm tội, ngƣời phạm tội có thể
              đã có âm mƣu, ý tƣởng, ý định phạm tội. Thông thƣờng, một ngƣời sau khi có
              ý định phạm tội sẽ thể hiện ý định đó ra ngoài thế giới khách quan qua các

              bƣớc: chuẩn bị phạm tội và thực hiện tội phạm.

                     Việc xuất hiện ý định phạm tội phụ thuộc vào sự tác động của các yếu
              tố khách quan vào một ngƣời làm họ nảy sinh ý định phạm tội. Nói cách khác,

              họ đã lựa chọn cách thức thỏa mãn nhu cầu lợi ích của mình bằng việc thực
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20