Page 20 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 20
19
(Điều 299 Bộ luật hình sự năm 2015) nên nó không còn là hành vi chuẩn bị
phạm tội của các tội này.
Trong thực tế, nếu việc chuẩn bị càng chu đáo, kỹ lƣỡng thì khả năng
thực hiện ý định phạm tội càng cao và ngƣợc lại. Tuy nhiên, việc chuẩn bị
phạm tội ở mỗi trƣờng hợp cụ thể lại không giống nhau mà phụ thuộc vào các
điều kiện khách quan và chủ quan của tội phạm nhƣ: đặc điểm, nhân thân
ngƣời phạm tội, loại tội phạm chuẩn bị thực hiện…
Qua nghiên cứu các hành vi của chuẩn bị phạm tội, có thể thấy tất cả
các hành vi chuẩn bị phạm tội đều chƣa trực tiếp làm biến đổi tình trạng của
đối tƣợng tác động để gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách thể của
loại tội định thực hiện. Nhƣng với tính chất là hành vi tạo ra những điều kiện
cần thiết cho việc thực hiện tội phạm, hành vi chuẩn bị phạm tội hợp thành
một thể thống nhất với hành vi thực hiện tội phạm, là hành vi trực tiếp làm
biến đổi tình trạng của đối tƣợng tác động và qua đó gây thiệt hại cho khách
thể của tội phạm đƣợc Luật hình sự bảo vệ. Sự gây thiệt hại cho khách thể có
thể xảy ra hay không xảy ra và xảy ra nhƣ thế nào rõ ràng có sự phụ thuộc
nhất định vào hành vi chuẩn bị phạm tội. Chính vì vậy, hành vi chuẩn bị cũng
đƣợc coi là một giai đoạn của quá trình thực hiện tội phạm.
2. Giai đoạn phạm tội chưa đạt
a. Khái niệm phạm tội chưa đạt
Điều 15 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố
ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên
nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”.
Nhƣ vậy, phạm tội chƣa đạt là trƣờng hợp ngƣời phạm tội đã bắt đầu
thực hiện tội phạm tức là ngƣời phạm tội đã có hành vi trực tiếp xâm hại đến
các quan hệ xã hội đƣợc Luật Hình sự bảo vệ, có thể gây nên thiệt hại hoặc đe
dọa ngay tức khắc gây nên thiệt hại cho những quan hệ xã hội đƣợc Luật Hình
sự bảo vệ. Song vì những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của ngƣời
phạm tội mà họ không thực hiện tội phạm đƣợc đến cùng. Điều luật không
quy định hình thức lỗi, nhƣng căn cứ vào nội dung của điều luật quy định
“không thực hiện đƣợc đến cùng”, tức là ngƣời phạm tội có mục đích thực
hiện tội phạm đến cùng, nên họ mong muốn cho hậu quả xảy ra chứ không để