Page 24 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 24

23


                         Theo căn cứ này, phạm tội chƣa đạt có thể chia thành phạm tội chƣa đạt

                  chƣa hoàn thành và phạm tội chƣa đạt đã hoàn thành. Thuật ngữ “hoàn thành”
                  trong các khái niệm này không đồng nghĩa với thuật ngữ “hoàn thành” trong

                  khái niệm  giai đoạn  tội phạm  hoàn thành.  Ở  đây,  “hoàn thành”  hay  “chƣa
                  hoàn thành” là dùng để chỉ các mức độ khác nhau của việc thực hiện ý tƣởng
                  của ngƣời phạm tội về tội phạm, việc xác định phạm tội chƣa đạt chƣa hoàn

                  thành và phạm tội chƣa đạt đã hoàn thành là dựa vào ý thức chủ quan của
                  ngƣời phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà mình đã thực hiện.

                         Phạm tội chƣa đạt chƣa hoàn thành là trƣờng hợp phạm tội chƣa đạt,

                  trong đó ngƣời phạm tội vì những nguyên nhân khách quan chƣa thực hiện
                  hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm và hậu

                  quả tội phạm chƣa xảy ra. Đây là trƣờng hợp chƣa đạt về hành vi và cũng
                  chƣa đạt về hậu quả. Là dạng phạm tội chƣa đạt mà ngƣời phạm tội cố ý thực
                  hiện tội phạm nhƣng không thực hiện đƣợc đến cùng do những nguyên nhân

                  ngoài ý muốn của ngƣời phạm tội. Ngƣời phạm tội cũng chƣa thực hiện hết
                  những hành vi dự định làm. Việc chấm dứt hành vi nằm ngoài dự tính và trái

                  với mong muốn của ngƣời phạm tội. Trƣờng hợp này, ngƣời phạm tội nhận
                  thức rõ ràng rằng mình đã không thực hiện đƣợc tất cả những hành vi cần
                  thiết để hậu quả xảy ra.


                         Phạm tội chƣa đạt đã hoàn thành là trƣờng hợp phạm tội chƣa đạt trong
                  đó ngƣời phạm tội đã thực hiện đƣợc hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để
                  gây ra hậu quả của tội phạm nhƣng do nguyên nhân ngoài ý muốn, hậu quả

                  vẫn không xảy ra. Khác với trƣờng hợp phạm tội chƣa đạt, đây là trƣờng hợp
                  đã đạt về hành vi  và  cũng chƣa đạt  về  hậu  quả.  Ở  trƣờng  hợp này, ngƣời

                  phạm tội đã thực hiện tất cả những hành vi mà họ cho là cần thiết để đạt đƣợc
                  mục đích mà họ dự định và mong muốn từ trƣớc, ngƣời phạm tội cho rằng với
                  hành vi mà mình đã thực hiện sẽ gây ra hậu quả của tội phạm mà không cần

                  phải thực hiện thêm bất cứ hành vi nào khác thì hậu quả của tội phạm tất yếu
                  sẽ  xảy  ra.  Tuy  nhiên,  vì  nguyên  nhân  khách  quan  nằm  ngoài  ý  muốn  của

                  ngƣời phạm tội, hậu quả của tội phạm vẫn chƣa xảy ra đúng nhƣ cấu thành tội
                  phạm đó quy định.

                         Việc xác định phạm tội chƣa đạt chƣa hoàn thành hay phạm tội chƣa

                  đạt đã hoàn thành có ý nghĩa quan trọng khi xác định điều kiện để áp dụng
                  chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đƣợc quy định tại Điều 16

                  của Bộ luật hình sự năm 2015. Điều kiện của một ngƣời tự ý nửa chừng chấm
                  dứt việc phạm tội trƣớc hết chỉ xảy ra đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29