Page 26 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 26
25
Các trƣờng hợp phạm tội chƣa đạt khác là những trƣờng hợp chƣa đạt
mà nguyên nhân của việc chƣa đạt không gắn với công cụ, phƣơng tiện phạm
tội và đối tƣợng tác động của tội phạm. Ví dụ: phạm tội chƣa đạt do bị ngƣời
khác ngăn cản, do nạn nhân tránh đƣợc, do điều kiện tự nhiên...
3. Giai đoạn tội phạm hoàn thành
a. Khái niệm tội phạm hoàn thành
Cho đến nay trong Bộ luật hình sự Việt Nam, khái niệm tội phạm hoàn
thành vẫn chƣa đƣợc xây dựng. Có quan điểm cho rằng, vấn đề này cần đƣợc
xem xét, vì việc xây dựng khái niệm tội phạm hoàn thành sẽ giúp cho những
ngƣời học và nghiên cứu luật sẽ có cái nhìn sâu sắc đúng đắn hơn về khái
niệm này, qua đó phân biệt với một số giai đoạn phạm tội khác đã đƣợc Bộ
luật hình sự quy định và nhất là với khái niệm tội phạm kết thúc.
Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng, không cần thiết phải quy định
khái niệm tội phạm hoàn thành. Bởi các tội phạm đƣợc quy định trong phần
tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự là cấu thành tội phạm của giai đoạn tội
phạm hoàn thành, phản ánh đầy đủ các dấu hiệu đặc trƣng của cấu thành tội
phạm, thể hiện rõ nét và đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
đó.
Từ các quy định cụ thể của Bộ luật hình sự về các tội phạm, có thể
hiểu: Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết
các dấu hiệu được quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm.
Một tội phạm đƣợc coi là hoàn thành khi hành vi phạm tội đã thoả mãn
hết các dấu hiệu khách quan đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm cụ thể.
Điều đó có nghĩa là khi tội phạm hoàn thành thì hành vi phạm tội đã có đủ các
dấu hiệu phản ánh bản chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội đó. Hiện nay,
khái niệm “chuẩn bị phạm tội”, “phạm tội chƣa đạt”, “tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội”... đã đƣợc thể hiện rõ trong Bộ luật hình sự hiện hành,
nhƣng khái niệm “tội phạm hoàn thành” chƣa đƣợc quy định trực tiếp mà gián
tiếp “mặc định” tại Phần các tội phạm với 314 tội danh đều ở thời điểm hoàn
thành. Với quan niệm này, Luật hình sự Việt Nam khẳng định: thời điểm tội
phạm hoàn thành không phụ thuộc vào việc ngƣời phạm tội đã đạt đƣợc mục
đích của mình hay chƣa. Khái niệm tội phạm hoàn thành ở đây đƣợc hiểu theo
nghĩa hoàn thành về mặt pháp lý, tức là tội phạm đã thoả mãn hết các dấu