Page 31 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 31

30


                     Nhƣ vậy, tại thời điểm chấm dứt hành vi phạm tội, ngƣời phạm tội biết

              chắc chắn rằng mình vẫn có thể thực hiện tiếp tội phạm và hậu quả của tội
              phạm sẽ xảy ra nếu hành vi phạm tội tiếp tục đƣợc thực hiện. Tuy nhiên, họ

              đã tự ý dừng lại không thực hiện hành vi đó nữa, việc dừng lại không thực
              hiện tội phạm là do ý chí chủ quan của ngƣời phạm tội.

                     Tuy khái niệm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đã đƣợc quy

              định rõ tại Điều 16 Bộ luật hình sự năm 2015, song vẫn có nhiều quan điểm
              khác nhau xung quanh khái niệm này, cụ thể nhƣ sau:

                     Trong cuốn Giáo trình Luật hình sự (phần chung), Nhà xuất bản Đại

              học Quốc gia Hà Nội có nêu về trƣờng hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc
              phạm tội nhƣ sau: “... Đây là trƣờng hợp chủ thể đã tự mình chủ động đình

              chỉ hành vi phạm tội,mặc dù không có gì ngăn cản ngƣời đó thực hiện tội
              phạm đến cùng”. Nhƣ vậy, giữa khái niệm này với khái niệm đƣợc quy định

              tại Điều 16 Bộ luật hình sự khác nhau ở chỗ khái niệm này đã sử dụng cụm từ
              “đình chỉ” thay vì sử dụng thuật ngữ “nửa chừng chấm dứt việc phạm tội”

              nhƣ quy định tại Điều 16 Bộ luật hình sự năm 2015. Việc sử dụng thuật ngữ

              “nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” sẽ chính xác hơn, bởi lẽ nếu sử dụng
              cụm từ “đình chỉ” thì chƣa thể hiện đƣợc việc ngƣời thực hiện hành vi phạm

              tội dừng lại ở giai đoạn nào, trong khi đó việc hành vi phạm tội đƣợc dừng lại
              ở giai đoạn nào là một yếu tố quan trọng để đƣợc xét hành vi đó có phải là tự

              ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội hay không.

                     Tƣơng tự với quan điểm nêu trên, trong cuốn Tội phạm trong luật hình

              sự Việt Nam có ý kiến cho rằng “Chủ thể đã tự mình chủ động đình chỉ hành
              vi phạm tội, mặc dù không có gì ngăn cản người đó thực hiện tội phạm đến

              cùng”. Ở đây, cụm từ “đình chỉ” để chỉ việc ngƣời phạm tội chấm dứt, không

              thực hiện đến cùng hành vi phạm tội.

                     Trong một nghiên cứu khác, cuốn Các nghiên cứu chuyên khảo về phần

              chung luật hình sự tập IV đã nêu quan điểm về vấn đề này nhƣ sau: “Tự ý nửa
              chừng chấm dứt tội phạm là trường hợp mBLTTHSà trong đó mặc dù người

              phạm tội có đầy đủ điều kiện khách quan thực hiện được tội phạm đến cùng
              nhưng đã tự mình đình chỉ hành vi chuẩn bị phạm tội hoặc hành vi cố ý để

              thực hiện tội phạm, tuy không có gì ngăn cản”. Nhƣ vậy, trong khái niệm đã
              nêu rõ thời điểm mà tội phạm dừng lại. Tuy nhiên, việc nêu rõ thời điểm nhƣ

              vậy sẽ gây khó hiểu cho ngƣời đọc và khó áp dụng trong thực tiễn.
   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36