Page 36 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 36

35


                  đƣợc coi là tự nguyện, miễn là động lực để chấm dứt việc phạm tội phải do ý

                  thức chủ quan của ngƣời phạm tội. Nhƣ vậy, để đƣợc coi là tự ý nửa chừng

                  chấm dứt việc phạm tội về mặt chủ quan ngƣời phạm tội phải chấm dứt việc
                  thực hiện tội phạm một cách tự nguyện.


                         Ngoài sự tự nguyện từ bỏ ý chí thực hiện tội phạm đến cùng, để đƣợc
                  coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì ngƣời phạm tội phải chấm

                  dứt hoàn toàn việc thực hiện tội phạm, tức là từ bỏ hẳn ý định phạm tội, chấm
                  dứt hành vi phạm tội một cách triệt để chứ không phải là thủ đoạn để tiếp tục

                  thực hiện tội phạm. Điều kiện này đã làm mất tính nguy hiểm cho xã hội của
                  hành  vi  phạm  tội,  ý  định  thực  hiện  tội  phạm  cũng  không  còn.  Nếu  ngƣời

                  phạm chấm dứt việc phạm tội không dứt khoát, họ vẫn muốn thực hiện tiếp

                  tội phạm, việc dừng lại nhằm củng cố ý chí phạm tội hoặc tạo ra điều kiện
                  khác tốt hơn, chuẩn bị phƣơng tiện tinh vi hơn, thủ đoạn xảo quyệt hơn rồi

                  tiếp tục phạm tội thì tính nguy hiểm cho xã hội vẫn còn và họ có thể thực hiện

                  ý định của mình bất kỳ lúc nào khi điều kiện cho phép vì vậy không đƣợc coi
                  là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.


                         Tóm lại, để một ngƣời đƣợc coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
                  tội thì phải đáp ứng đƣợc cả hai điều kiện: một là điều kiện thuộc về mặt

                  khách quan, việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải xảy ra khi tội
                  phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chƣa đạt

                  chƣa  hoàn  thành;  hai  là  điều  kiện  thuộc  về  mặt  chủ  quan,  việc  chấm  dứt

                  không thực hiện tiếp tội phạm phải là tự nguyện và dứt khoát.

                         3. So sánh tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội với chuẩn bị
                  phạm tội và phạm tội chưa đạt


                         Cần  phải  so  sánh  giữa  tự  ý  nửa  chừng  chấm  dứt  việc  phạm  tội  với
                  chuẩn bị phạm tội và phạm tội chƣa đạt để tránh nhầm lẫn khi áp dụng các
                  trƣờng hợp này trong thực tiễn. Vì đây đều là những trƣờng hợp ngƣời phạm

                  tội không thực hiện tội phạm đến cùng.

                         Để so sánh chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội với các
                  giai đoạn trong quá trình thực hiện tội phạm, cần phải đƣa ra những điểm

                  giống nhau và những điểm khác biệt giữa chế định tự ý nửa chừng chấm dứt
                  việc phạm tội với trƣờng hợp phạm tội ở hai giai đoạn phạm tội là chuẩn bị

                  phạm tội, phạm tội chƣa đạt. Chế định này không đƣợc đem ra so sánh với
                  trƣờng hợp phạm tội ở giai đoạn tội phạm hoàn thành vì trong giai đoạn này
   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41