Page 33 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 33

32


              chế định này đã xóa bỏ đƣợc tâm lý đó và giúp cho ngƣời phạm tội có cơ hội

              đƣợc hƣởng chính sách khoan hồng của Nhà nƣớc.

                     Đối với Nhà nƣớc và xã hội: Chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc
              phạm tội thể hiện rõ nét chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nƣớc

              ta, phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của luật hình sự, đặc biệt là mục đích của
              hình phạt: “không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở

              thành người có ích cho xã hội”. Đối với ngƣời phạm tội đã ăn năn hối cải, họ
              không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì không cần áp dụng trách nhiệm hình
              sự đối với họ. Đối với xã hội, chế định này là một biện pháp pháp lý nhằm

              hạn chế những thiệt hại có thể gây ra cho các quan hệ xã hội, góp phần vào sự
              tiến bộ phát triển của xã hội.

                     2. Điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội


                     Theo Luật Hình sự V i ệt Nam, chỉ đƣợc coi là tự ý nửa chừng chấm dứt
              việc phạm tội khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:

                     a. Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm phải xảy ra khi tội

              phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa
              đạt chưa hoàn thành

                     Điều kiện này cho thấy thời điểm chấm dứt hành vi của ngƣời tự ý nửa
              chừng chấm dứt việc phạm tội phải ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc giai

              đoạn phạm tội chƣa đạt chƣa hoàn thành. Khi tội phạm ở giai đoạn chƣa đạt
              đã hoàn thành và giai đoạn tội phạm hoàn thành thì vấn đề tự ý nửa chừng

              chấm dứt việc phạm tội sẽ không đƣợc đặt ra.

                     Giai đoạn chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó ngƣời phạm tội có
              hành vi tạo ra các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhƣng chƣa

              bắt đầu thực hiện tội phạm đó. Ở giai đoạn này, ngƣời phạm tội mới có hành
              vi chuẩn bị những điều kiện phạm tội, chƣa thực hiện hành vi đƣợc mô tả

              trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm, chƣa tác động trực tiếp đến
              khách thể của tội phạm. Vì thế nếu ngƣời phạm tội từ bỏ ý định phạm tội của
              mình tại thời điểm này thì việc xác định đây là trƣờng hợp tự ý nửa chừng

              chấm dứt việc phạm tội hay không là hoàn toàn hợp lý.

                     Đối với giai đoạn phạm tội chƣa đạt chƣa hoàn thành thì ngƣời phạm
              tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm, tức là đã có hành vi xâm hại đến khách thể

              của tội phạm. Tuy nhiên, hậu quả nguy hiểm cho xã hội chƣa xảy ra và ngƣời
              phạm tội nhận thức đƣợc mình chƣa thực hiện hết hành vi cho là cần thiết để

              hậu quả đó xảy ra, hành vi ngƣời phạm tội đã thực hiện chƣa thỏa mãn hết
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38