Page 35 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 35
34
Bất kỳ một hành vi nào của con ngƣời khi thể hiện ra bên ngoài đều là
sự thống nhất giữa ý chí và hoạt động biểu hiện ra thế giới khách quan. Hành
vi phạm tội cũng là sự thống nhất giữa mặt chủ quan và mặt khách quan của
tội phạm, hành vi khách quan chính là sự thể hiện ý chí chủ quan của ngƣời
phạm tội, do ý chủ quan chỉ đạo, chi phối và thúc đẩy. Tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội cũng là sự thống nhất giữa các yếu tố bên trong đó là sự tự
nguyện, dứt khoát từ bỏ vĩnh viễn ý định phạm tội và biểu hiện ra bên ngoài
đó là sự đình chỉ hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc chủ thể có những biện
pháp tích cực để ngăn chặn hậu quả của tội phạm do mình thực hiện.
Do đó, để đƣợc coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì về mặt
chủ quan ngƣời phạm tội phải chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm một
cách tự nguyện và dứt khoát.
Chấm dứt việc phạm tội phải tự nguyện nghĩa là phải do chính ngƣời
thực hiện hành vi tự quyết định chứ không phải do trở ngại khách quan chi
phối. Khi dừng hành vi phạm tội lại, chủ thể vẫn tin rằng hiện tại không có gì
ngăn cản và họ vẫn có thể thực hiện tội phạm. Nếu vì lý do khách quan hay
trở ngại khách quan nào đó khiến cho ngƣời phạm tội phải dừng hành vi
phạm tội và không tiếp tục thực hiện tội phạm đƣợc đến cùng thì sự chấm dứt
này không đƣợc coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Bởi sự chấm
dứt đó chỉ đơn thuần là chấm dứt về hành vi chứ không có nghĩa là sự chấm
dứt về ý chí phạm tội. Nhƣ vậy, nếu ngƣời phạm tội không thực hiện đƣợc tội
phạm lần này, nhƣng do ý chí phạm tội vẫn còn nhất định ngƣời phạm tội sẽ
thực hiện tiếp tội phạm đó khi có cơ hội. Vì vậy, ngƣời phạm tội không đƣợc
miễn trách nhiệm hình sự theo chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội vì không có sự tự nguyện. Sự tự nguyện của ngƣời phạm tội phải là sự từ
bỏ hẳn và chấm dứt ý định phạm tội mà ngƣời phạm tội vẫn mong muốn thực
hiện. Điều này đƣợc thể hiện ra bên ngoài bằng sự chấm dứt thực hiện hành vi
khách quan của tội phạm, thể hiện bằng việc ngƣời phạm tội không thực hiện
tội phạm đến cùng. Mặc khác sự tự nguyện của ngƣời phạm tội còn đƣợc thể
hiện trong ý thức ngƣời phạm tội tin rằng khi chấm dứt hành vi phạm tội
không có gì ngăn cản họ tiếp tục thực hiện tội phạm đến cùng. Điều này cũng
thể hiện đƣợc một phần sự tự nguyện của ngƣời phạm tội. Có thể có trƣờng
hợp trong ý thức chủ quan của ngƣời phạm tội cho rằng không có gì ngăn cản,
gây trở ngại nhƣng thực tế đang có trở ngại khách quan. Trƣờng hợp này vẫn