Page 40 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 40
39
Chương 2
NHẬN THỨC CHUNG VỀ ĐỒNG PHẠM
I. KHÁI NIỆM, CÁC DẤU HIỆU, Ý NGHĨA VÀ CÁC HÌNH THỨC
ĐỒNG PHẠM
1. Sơ lược lịch sử hình thành của chế định đồng phạm
Pháp luật hình sự ở nƣớc ta đã thừa nhận tội phạm có thể đƣợc thực hiện
dƣới một trong hai hình thức là phạm tội đơn lẻ và đồng phạm.
Tội phạm không chỉ thực hiện bởi một ngƣời mà có thể đƣợc thực hiện
bởi nhiều ngƣời mà giữa họ đã có sự thống nhất ý chí cùng thực hiện một tội
phạm, trƣờng hợp phạm tội đặc biệt này trong khoa học luật hình sự gọi là
đồng phạm.
Đồng phạm là một khái niệm có ý nghĩa vô cùng to lớn trong Bộ luật
hình sự nó là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự không chỉ đối với những
ngƣời thực hiện tội phạm (thực hiện những hành vi thoả mãn trong cấu thành
tội phạm) mà cả những ngƣời khác có liên quan đến tội phạm đó. Thực tế,
trong số họ, khi thực hiện tội phạm, không phải ai cũng trực tiếp tham gia thực
hiện các hành vi phạm tội đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm, nhƣng sự tham
gia của họ đóng một vai trò nhất định trong việc thực hiện tội phạm, làm tăng
tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện. Việc nghiên cứu và làm
sáng tỏ điều kiện áp dụng chế định này trong khoa học pháp lý hình sự không
chỉ làm phong phú thêm kho tàng lý luận luật hình sự mà còn tạo cơ sở cho
việc vận dụng triệt để, đúng đắn nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự
trong thực tiễn xử lý hình sự.
Trong lịch sử lập pháp hình sự của nƣớc ta, quá trình hình thành và phát
triển của chế định đồng phạm gắn liền với quá trình hình thành và phát triển
của pháp luật hình sự nói chung. Trƣớc đây đồng phạm mới chỉ đƣợc ghi nhận,
xem xét ở một số khía cạnh nhất định; khái niệm đồng phạm chƣa đƣợc quy
định ra một cách rõ nét mà chỉ đƣợc đề cập đến trong một số văn bản pháp luật
hình sự. Đến thế kỷ thứ XI (thời Lý - Trần), khi luật thành văn đầu tiên ra đời
(Bộ hình thƣ), cũng nhƣ pháp luật các triều đại phong kiến khác đã thấy có áp
dụng nguyên tắc trừng trị tập thể, đặc biệt đối với các tội thuộc Thập ác tội nhƣ
“mưu phản” là phải giết hết thân tộc. Bên cạnh đó, dƣới thời Lý - Trần, nhà
vua còn quy định 10 hộ họp lại thành một báo để kiểm soát nhau. Nếu một
ngƣời trong báo đó phạm tội thì cả báo phải chịu trách nhiệm. Về mặt hình