Page 45 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 45

44


              Bộ luật hình sự năm 2015 không quy định nhƣ thế nào là có năng lực trách

              nhiệm hình sự mà luật chỉ quy định những trƣờng hợp không có năng lực trách
              nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự ( Điều 12 và Điều 21 Bộ

              luật hình sự năm 2015). Do đó, khi đạt độ tuổi nhất định (tuổi chịu trách nhiệm
              hình sự và không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự) thì
              một ngƣời mới phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm của mình

              đã gây cho xã hội.

                      Nhƣ vậy, trong vụ án có nhiều ngƣời cùng tham gia thực hiện tội phạm
              hoặc có đồng phạm các yếu tố khác đều thỏa mãn nhƣng những ngƣời tham gia

              mà  không  có  năng  lực  trách  nhiệm  hình  sự  hoặc  không  đủ  tuổi  chịu  trách
              nhiệm hình sự thì vấn đề đồng phạm cũng không đƣợc đặt ra, hoặc nếu có thì

              chỉ đặt ra đối với những ngƣời có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi
              chịu trách nhiệm hình sự.

                      Trong  trƣờng  hợp  có  nhiều  ngƣời  cùng  thực  hiện  hành  vi  phạm  tội

              nhƣng  một  trong  những  ngƣời  đó  lại  là  ngƣời  chƣa  đủ  tuổi  phải  chịu  trách
              nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hoặc không có khả năng điều khiển
              hành vi của mình thì không thể coi đó là trƣờng hợp đồng phạm.


                      Tóm lại, những ngƣời tham gia đồng phạm phải có đủ điều kiện của chủ
              thể tội phạm, bởi vì nếu một trong những ngƣời tham gia không có đủ điều
              kiện của chủ thể thì họ không thể cố ý cùng thực hiện tội phạm với những

              ngƣời đồng phạm khác và không thể có đồng phạm đƣợc.

                      - Hai là, đồng phạm phải có sự cùng tham gia vào việc thực hiện một tội
              phạm của từ hai ngƣời trở lên và hậu quả của vụ án do đồng phạm gây ra.


                     Để đánh giá chính xác vụ án có đồng phạm không thì cần xem xét những
              ngƣời tham gia đó có cùng thực hiện một tội phạm không?

                     Dấu hiệu “cùng thực hiện” một tội phạm có nghĩa là trong đồng phạm

              mỗi ngƣời (có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm) phải có hành vi tham gia vào
              việc  thực  hiện  tội  phạm  hoặc  thúc  đẩy  việc  thực  hiện  tội  phạm.“Cùng thực
              hiện” là có thể với một hoặc một số hành vi sau: có thể là tổ chức, xúi giục,

              thực  hành, giúp  sức.  Tƣơng  ứng  với  bốn  loại  hành  vi  này  là  bốn  loại  đồng
              phạm, bao gồm: Ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục, ngƣời thực hành và ngƣời giúp

              sức. Nếu có nhiều ngƣời thực hiện tội phạm nhƣng không cùng nhau phạm tội
              thì không thể có đồng phạm. Ví dụ: Khi phát hiện A và B bị tai nạn xe và đƣợc
              mọi  ngƣời  cứu  chữa,  C  và  D  (hai  tên  không  nghề  nghiệp,  không  gặp  nhau

              trƣớc) đã xuất hiện. Lợi dụng mọi ngƣời đang loay hoay đƣa anh A và B lên xe
   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50