Page 49 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 49
48
- Dấu hiệu mặt chủ quan của đồng phạm:
Dấu hiệu mặt chủ quan là dấu hiệu rất quan trọng để xác định có đồng
phạm hay không. Về mặt chủ quan, đồng phạm bao gồm các dấu hiệu đặc
trƣng và cơ bản sau: lỗi cố ý; động cơ phạm tội (nếu cấu thành tội phạm tƣơng
ứng quy định dấu hiệu động cơ) và mục đích phạm tội (nếu cấu thành tội phạm
tƣơng ứng quy định dấu hiệu mục đích).
Một là, lỗi của những ngƣời tham gia đồng phạm bao giờ cũng là lỗi cố
ý. Dấu hiệu chủ quan của đồng phạm là sự cố ý của những ngƣời tham gia thực
hiện một tội phạm và trong sự tự do ý chí của mình, họ chủ động liên kết với
nhau để thực hiện tội phạm. Đây là dấu hiệu bắt buộc mà thiếu nó, nếu thỏa
mãn những dấu hiệu của mặt khách quan nêu trên vẫn không có đồng phạm.
Tất cả những ngƣời trong vụ án đồng phạm phải có hình thức lỗi cố ý và cùng
thực hiện một tội phạm. Sự cố ý của những ngƣời đồng phạm thể hiện mối liên
hệ, tác động tâm lý giữa những ngƣời đồng phạm với nhau. Tất cả họ đều thấy
rõ hành vi của toàn bộ những ngƣời trong vụ án đều nguy hiểm cho xã hội. Mỗi
ngƣời đồng phạm đều thấy trƣớc hành vi của mình và hành vi của ngƣời đồng
phạm khác trong vụ án đồng phạm là nguy hiểm, thấy trƣớc hành vi của tất cả
những ngƣời đồng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại. Nếu một
ngƣời chỉ biết mình có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không biết ngƣời
khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhƣ mình thì chƣa phải là cùng cố
ý, do vậy chƣa có đồng phạm.
Những ngƣời đồng phạm mong muốn có hoạt động chung và cùng
mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh. Ở đây luật hình
sự chỉ đƣa ra giới hạn “cùng cố ý”, tức lỗi của họ đều phải là lỗi cố ý chứ điều
luật không yêu cầu họ cùng có lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp. Do đó,
khi tìm hiểu dấu hiệu ý chí trong đồng phạm là những ngƣời đồng phạm có
cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh hay
không? Nói cụ thể hơn thì đồng phạm có thể đƣợc thực hiện với cả lỗi cố ý trực
tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Nhƣ vậy, căn cứ vào dấu hiệu lỗi trong đồng phạm,
có thể chia đồng phạm thành hai trƣờng hợp sau:
- Trƣờng hợp tất cả những ngƣời đồng phạm đều có lỗi cố ý trực tiếp.
Trong trƣờng hợp này, những ngƣời tham gia thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội nhận thức đƣợc tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình
thực hiện và biết ngƣời khác có hành vi nguy hiểm cùng với mình, họ đều thấy
trƣớc hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng nhƣ hậu quả
chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện đồng thời họ cùng mong muốn