Page 44 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 44

43


                         Do đặc tính nguy hiểm cao của tội phạm đƣợc thực hiện dƣới hình thức

                  đồng phạm, BLHS đã có quy định riêng về việc truy cứu TNHS, áp dụng hình
                  phạt nhằm trừng trị nghiêm khắc đối với những trƣờng hợp đồng phạm thực

                  hiện tội phạm xâm hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, của tổ chức, quyền và lợi ích
                  hợp pháp của công dân.

                         Trên cơ sở khái niệm đƣợc quy định tại Điều 17, Bộ luật hình sự năm

                  2015 để xác định một vụ án xảy ra có đồng phạm hay không đòi hỏi phải có
                  những dấu hiệu phản ánh mối liên hệ về  mặt khách quan và chủ quan giữa
                  những ngƣời cùng tham gia thực hiện tội phạm.


                         - Dấu hiệu về mặt khách quan của đồng phạm:

                         Một là, số lƣợng ngƣời trong vụ án: có từ hai ngƣời trở lên và những
                  ngƣời này phải có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm (đủ tuổi và có năng lực

                  trách nhiệm hình sự).

                         Nhƣ vậy, để thừa nhận một trƣờng hợp phạm tội cụ thể là đồng phạm đòi
                  hỏi phải thỏa mãn cả dấu hiệu định lƣợng và cả dấu hiệu định tính:

                         Về mặt định lƣợng, đồng phạm đòi hỏi phải có từ hai ngƣời trở lên và

                  phải có đủ những điều kiện của chủ thể của tội phạm. Nghĩa là, mỗi ngƣời

                  trong số họ đều phải đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật
                  hình sự năm 2015 và phải không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất
                  khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi theo Điều 13  Bộ luật

                  hình sự năm 2015 (không đề cập đến dấu hiệu của chủ thể đặc biệt đối với
                  những ngƣời không phải là ngƣời thực hành).


                         Dấu hiệu  định  lƣợng  này  xác định  rõ số lƣợng ngƣời và số lƣợng  tội
                  phạm đƣợc thực hiện bằng đồng phạm. Mặc dù Bộ luật hình sự không quy định

                  số ngƣời tối đa tham gia thực hiện tội phạm dƣới hình thức đồng phạm là bao
                  nhiêu, nhƣng tối thiểu cũng phải từ hai ngƣời trở lên. Việc quy định số lƣợng
                  ngƣời trong đồng phạm là bắt buộc để phân biệt với trƣờng hợp thực hiện tội

                  phạm riêng lẻ (bởi một ngƣời).

                         Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 khi đƣa ra khái niệm tội phạm đã nêu

                  rõ: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực  trách
                  nhiệm hình sự thực hiện. Năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách

                  nhiệm hình sự có quan hệ mật thiết với nhau.“Năng lực” của con ngƣời không
                  phải ngẫu nhiên mà có, mà nó phải trải qua quá trình xã hội của con ngƣời.
                  Phải đạt độ tuổi nhất định thì con ngƣời mới đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49