Page 47 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 47

46


              thƣơng quá nặng. Bản thân hành vi của từng ngƣời đồng phạm là rất nguy hiểm,

              nhƣng trong trƣờng hợp này, sự liên kết hành động của A, B, C chính là nguyên
              nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả chết ngƣời đối với H.

                     Mỗi ngƣời trong đồng phạm đều có hành vi nguy hiểm cho xã hội và

              hành vi đó đƣợc thực hiện trong mối liên hệ thống nhất. Hành vi của mỗi cá
              nhân trong đồng phạm đều có mối quan hệ nhân quả với hậu quả xảy ra. Trong

              vụ án đồng phạm, có thể tất cả mọi ngƣời đều có hành vi phạm tội và tổng hợp
              những hành vi phạm tội đó sẽ đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.  Đồng thời
              trong vụ án có đồng phạm hành vi của ngƣời đồng phạm đó có ảnh hƣởng tới

              hành vi của những ngƣời đồng phạm khác nhƣ thế nào và ngƣợc lại chịu ảnh
              hƣởng của những ngƣời đồng phạm khác ở mức độ nào. Mối quan hệ nhân quả

              giữa hành vi của ngƣời đồng phạm với hậu quả chung của tội phạm. Mức độ
              tham gia của ngƣời đồng phạm đối với hoạt động phạm tội chung. Tuy nhiên,
              cũng có trƣờng hợp chỉ một hoặc một số ngƣời thực hiện hành vi phạm tội, còn

              những ngƣời khác đóng vai trò hỗ trợ cho hành vi phạm tội.

                     Đồng phạm cũng có thể đƣợc thực hiện bằng không hành động. Trƣờng
              hợp này xảy ra khi một ngƣời có trách nhiệm phải tiến hành các hoạt động để

              ngăn ngừa ngƣời khác thực hiện tội phạm nhƣng đã không làm điều đó. Và

              việc không tiến hành hoạt động ngăn ngừa đó đã loại trừ các rào cản cần thiết
              đối với ngƣời thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, việc không tiến hành các hoạt
              động cần thiết để ngăn cản tội phạm chỉ trở thành ngƣời giúp sức trong đồng

              phạm khi điều đó đã đƣợc thoả thuận với ngƣời thực hiện tội phạm (có thể là

              biểu hiện ra hoặc ngầm hiểu). Nếu không thoả mãn đồng thời hai điều kiện đó
              thì không thể có đồng phạm. Ví dụ: A đi qua phố H, đến đoạn bến xe K, thấy

              chị B bị ngã xe máy, mọi ngƣời xung quanh đỡ chị đứng dậy đƣa vào lề đƣờng.
              A đến gần thấy trong túi xách của chị B có tiền liền thò tay vào lấy một cọc

              tiền 5 triệu đồng rồi bỏ đi. Khi A lấy tiền thì C và D cũng thấy nên đi theo A và
              không nói gì. Đến chỗ không có ai nhìn thấy, A dừng lại đƣa cho C và D mỗi

              ngƣời 500 ngàn đồng vị sợ hai ngƣời tố giác. Tại cơ quan điều tra, C và D khai
              khi thấy A lấy tiền bỏ đi liền đi theo để xin chút ít. Khi lấy tiền, A cũng nhận

              thấy C và D đang nhìn mình. Trong trƣờng hợp này việc không ngăn cản A
              phạm tội của C và D có thể đƣợc xem nhƣ là có sự thoả thuận ngầm với nhau.

              Tuy nhiên, C và D không phải là ngƣời có trách nhiệm phải quản lý tài sản của
              chị B. Do đó, không có đồng phạm xảy ra. Hành vi của C và D chỉ có thể bị

              xem là không tố giác tội phạm.
   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52