Page 51 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 51

50


              xích”. Điều cơ bản là họ nhận thức đƣợc hành vi của mình có sự liên kết, gắn

              bó với hành vi của những ngƣời khác, giữa họ có sự liên kết ủng hộ về tinh
              thần...

                     Đồng phạm chỉ xảy ra ở các tội cố ý và đòi hỏi sự cùng cố ý của những

              ngƣời tham gia. Trong luật hình sự Việt Nam không quy định đồng phạm với
              lỗi vô ý, vì những ngƣời đồng phạm có mong muốn hoặc chấp nhận tội phạm

              xảy ra, mới phát sinh mối liên hệ giữa họ, mới thể hiện đƣợc sự cấu kết của
              những ngƣời tham gia khi họ cùng chung hoạt động vì vậy nó mới làm cho
              đồng phạm có tính chất nguy hiểm hơn phạm tội riêng lẻ. Ví dụ: A chở B đi

              uống bia. Vì đám bạn đã ngồi trƣớc ngoài quán bia và điện thoại thúc giục nên
              B nói:“Chạy nhanh lên mày”. A tăng tốc, vƣợt quá tốc độ cho phép và gây tai

              nạn dẫn đến làm chết cháu C đang đi xe đạp. Trong trƣờng hợp này, chỉ có A
              bị xem là phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đƣờng bộ (Điều
              260 Bộ luật hình sự năm 2015) chứ B không có đồng phạm vì tội này có mặt

              chủ quan là lỗi vô ý.

                     Hai là, khi nghiên cứu về mặt chủ quan của đồng phạm ngoài dấu hiệu
              cùng cố ý thực hiện tội phạm đã phân tích ở trên một vấn đề nữa đƣợc đặt ra đó

              là đòi hỏi phải có sự thống nhất về mục đích, động cơ phạm tội khi thực hiện
              những tội mà luật quy định mục đích, động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc

              của cấu thành tội phạm. Ví dụ: Điều 121 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định rõ
              tội trốn đi nƣớc ngoài hoặc trốn ở lại nƣớc ngoài nhằm chống chính quyền
              nhân  dân.  Nếu không thoả mãn dấu hiệu cùng mục đích sẽ không có đồng

              phạm, trong trƣờng hợp này những ngƣời tham gia sẽ chịu trách nhiệm hình sự
              độc lập với nhau.

                     - Đối với những tội phạm luật quy định có mục đích là dấu hiệu bắt buộc

              thì những ngƣời trong đồng phạm phải có cùng mục đích khi thực hiện hành vi
              phạm tội hoặc tiếp nhận mục đích đó. Trong trƣờng hợp ngƣời nào đó cùng với

              ngƣời khác thực hiện hành vi nguy hiểm mà điều luật tƣơng ứng quy định dấu
              hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc. Chung mục đích đƣợc thể hiện ở chỗ tất cả
              những ngƣời trong đồng phạm đều hƣớng tới một  mục đích chung khi thực

              hiện tội phạm hoặc thể hiện từng thành viên trong đồng phạm biết rõ và tiếp
              nhận mục đích của những ngƣời đồng phạm khác.

                     - Đối với các tội phạm mà dấu hiệu động cơ là bắt buộc trong cấu thành tội

              phạm, để đƣợc xem là đồng phạm, những ngƣời phạm tội phải có cùng động cơ
              phạm tội hoặc ít nhất họ phải tiếp nhận động cơ của nhau. Ví dụ: Động cơ vì vụ

              lợi hoặc động cơ cá nhân khác trong tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56