Page 46 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 46
45
cấp cứu đi bệnh viện, C thò tay vào cặp của anh A lấy đi 2 triệu đồng và bỏ đi.
Còn D phát hiện có một hộp giấy bằng bao thuốc lá rơi ra tại nơi xảy ra tai nạn
liền nhặt bỏ túi. Về nhà D mở ra xem mới biết đó là 1 cây vàng 9999. Trong
trƣờng hợp này, cả C và D phạm tội nhƣng không có đồng phạm vì mỗi
ngƣời phạm tội theo ý riêng của mình.
Trong đồng phạm, có thể có đủ bốn loại hành vi tổ chức, xúi giục, thực
hành, giúp sức tƣơng ứng với bốn vai trò của những ngƣời trong đồng phạm
hoặc không và cũng có thể một ngƣời thực hiện nhiều hành vi để đảm nhận
nhiều vai trò khác nhau, có thể tham gia từ đầu hoặc tham gia khi tội phạm đã
xảy ra và chƣa kết thúc trên thực tế, nhƣng không thể có việc tham gia sau khi
tội phạm đã kết thúc.
Về mặt pháp lý, khái niệm tội phạm hoàn thành là chỉ hành vi phạm tội
đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm nhất
định đƣợc quy định tại Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự khái niệm tội
phạm kết thúc để chỉ tội phạm không đƣợc thực hiện trong thực tế nữa mà
không kể lý do gì. Về mặt lý luận, vấn đề đồng phạm xuất hiện sau khi tội
phạm xảy ra nhƣng chƣa kết thúc là rất phức tạp.
Khoa học luật Hình sự Việt Nam chia tội phạm thành hai loại: Loại có
cấu thành tội phạm vật chất và loại có cấu thành tội phạm hình thức. Đối với
loại tội phạm có cấu thành vật chất, hành vi phạm tội phải gây ra hậu quả thì
mới đƣợc coi là hoàn thành. Đối với tội có cấu thành hình thức, hậu quả tuy
không phải là dấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan nhƣng việc xác định hậu
quả có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt.
Quan hệ nhân quả trong đồng phạm là dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp
(quan hệ nhân quả trong đó có nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là
nguyên nhân). Khi tội phạm đƣợc thực hiện với sự cố ý cùng tham gia của nhiều
ngƣời thì mỗi hành vi trái pháp luật của từng ngƣời đồng phạm đều có khả năng
thực tế trực tiếp làm phát sinh hậu quả. Trong trƣờng hợp hành vi của những
ngƣời đồng phạm chƣa có khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả thì quan hệ
nhân quả chỉ hình thành khi có sự kết hợp các hành vi đó với nhau thành một thể
thống nhất. Ví dụ: A vì có thù tức với H, nên đã rủ B, C cùng đánh H để “dạy cho
H một bài học”. B và C đồng ý. A, B, C cùng bàn bạc, lập kế hoạch để sớm hành
động. Khi biết H có phiên trực phải về muộn, A, B, C đã chờ sẵn H ở đầu làng.
Khi H vừa bƣớc tới, A lập tức dùng côn đánh mạnh vào chân H, H ngã qụy
xuống, A tiếp tục đánh vào đầu và lƣng H; C hai tay giữ chặt H, còn B cầm dao
đâm nhiều nhát vào những vị trí khác nhau trên ngƣời H. Kết quả, H chết do vết