Page 41 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 41

40


              thức, có thể thấy rằng, việc truy cứu trách nhiệm về một tội có thể đƣợc tiến

              hành đối với nhiều ngƣời. Mặc dù quy định trên chƣa thể hiện rõ cơ sở của việc
              truy cứu trách nhiệm là hành vi của họ có liên quan đến tội phạm nhƣng đó là

              những tiền đề đầu tiên của pháp luật thời phong kiến cho phép truy cứu trách
              nhiệm đối với nhiều ngƣời cùng phạm một tội phạm.


                     Trong “Quốc triều hình luật” (Bộ luật Hồng Đức) năm 1943 - Bộ luật
              chính thống và quan trọng nhất của triều đại Nhà Lê đƣợc xem là đi đầu trong

              việc đƣa ra cơ sở pháp lý cho việc truy cứu trách nhiệm của nhiều ngƣời cùng
              phạm một tội. Điều 35 và Điều 169 Bộ luật này quy định:“Nhiều người cùng

              phạm một tội, thì lấy người khởi xướng làm đầu, người a tòng được giảm một
              bậc.  Nếu  tất  cả  người  trong  một  nhà  cùng  phạm  tội,  chỉ  bắt  tội  người  tôn

              trưởng”; Điều 169:“Đồng mưu đánh người bị thương, thì kẻ nào đánh nhiều
              đòn nặng, là thủ phạm, kẻ chủ mưu cũng phải cùng một tội, còn người tòng

              phạm thì được giảm tội một bậc; đánh đến chết thì xét xem chết vì thương tích
              nào, kẻ đánh thương tích ấy nặng tội. Nếu không xét được rõ ràng thì kẻ hạ thủ

              sau cùng xử nặng tội. Nếu đánh loạn xạ không biết ai đánh trước sau, nhiều ít,
              thì kẻ chủ mưu nặng tội nhất, còn kẻ khác đều xử giảm tội một bậc”.

                     Có thể thấy, Bộ luật Hồng Đức đã chú ý phân biệt kẻ thủ phạm và tòng

              phạm, có sự xác định trách nhiệm tuỳ thuộc vào vai trò của từng ngƣời trong
              vụ phạm tội. Về điểm này, nhà làm luật của Hồng Đức đã tiếp nhận một cách

              có chọn lọc các quy định của Bộ luật nhà Đƣờng. Điều 9 chƣơng Đạo tặc Bộ
              luật nhà Đƣờng quy định:“Chủ mưu sát nhân giả, đồ tam niên; dĩ thương giả,
              giảo; dĩ sát giả, trảm; tòng nhi gia công giả, giảo; bất gia công giả, lưu tam

              thiên lý; tạo ý giả tuy bất hành nhưng vi thủ (cố nhân sát giả vi đồng). Nghĩa là
              phàm mƣu giết ngƣời thì bị đồ ba năm; đã làm ngƣời ta bị thƣơng, bị tội giảo;

              đã  giết  ngƣời,  bị  tội  chém;  tòng  phạm  một  cách  tích  cực,  (gia  công  -  thêm
              công) bị tội giảo; tòng phạm một cách tích cực (bất gia công), bị tội lƣu 3000

              lý; ngƣời tạo ý, tuy không hành động cũng coi là chủ mƣu (thuê ngƣời giết
              cũng thế).

                     Nói chung, nhà làm luật thời kỳ này đã lẫn lộn giữa hai khái niệm đồng

              phạm  và  tòng  phạm.  Tuy  nhiên,  có  một  sự  thống  nhất  ở  chỗ  là  trong  đồng
              phạm hay tòng phạm thì đều có sự tham gia phạm tội của chính phạm, chủ mƣu

              và ngƣời tòng phạm. Chính phạm (thủ phạm) là ngƣời đã thực hiện những hành
              vi cụ thể gây nên tội phạm.

                     Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, pháp luật hình sự nƣớc ta quy định
   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46