Page 38 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 38

37


                         Khoản  2  và  khoản  3  Điều  14  Bộ  luật  hình  sự  năm  2015  quy  định:

                  “Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các Điều 108, 109, 110,

                  111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169,
                  207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm

                  hình sự; Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại
                  Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự”.


                         Đoạn 2 Điều 16 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Người tự ý nửa
                  chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định

                  phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội
                  khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.


                         Nhƣ vậy, mặc dù cả hai trƣờng hợp đều là chấm dứt hành vi phạm tội,
                  không thực hiện tội phạm đến cùng nhƣng ngƣời phạm tội trong giai đoạn

                  chuẩn bị phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về 25 tội danh đƣợc quy

                  định tại khoản 2 Điều 14 Bộ luật hình sự năm 2015. Với trƣờng hợp tự ý nửa
                  chừng chấm dứt việc phạm tội thì khác, ngƣời phạm tội sẽ không phải chịu

                  trách nhiệm hình sự mà ngƣời đó đƣợc miễn trách nhiệm hình sự về tội định

                  phạm, nhƣng nếu hành vi thực tế của họ đã đủ yếu tố cấu thành một tội phạm
                  khác đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự thì ngƣời đó phải chịu trách nhiệm

                  hình sự về tội phạm này.

                         b. So sánh tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội với phạm tội

                  chưa đạt

                         Khi so sánh chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội với phạm

                  tội chƣa đạt có những điểm giống nhau về mặt khách quan của tội phạm là
                  hành  vi  phạm  tội  không  thực  hiện  đến  cùng  và  hậu  quả  của  tội  phạm  mà

                  ngƣời phạm tội mong muốn không xảy ra. Điểm giống nhau tiếp theo trong

                  hai trƣờng hợp này đó là về mặt chủ quan trong cả hai trƣờng hợp đều chỉ
                  đƣợc đặt ra với lỗi cố ý trực tiếp, không đƣợc đặt ra với lỗi cố ý gián tiếp và

                  lỗi vô ý. Ở giai đoạn phạm tội chƣa đạt, ngƣời phạm tội đã bắt đầu thực hiện
                  tội phạm, ngƣời phạm tội đã bắt tay vào việc thực hiện tội phạm, khách thể

                  của tội phạm bắt đầu bị xâm hại. Tƣơng tự nhƣ vậy, đối với tự ý nửa chừng

                  chấm dứt việc phạm tội ở giai đoạn phạm tội chƣa đạt chƣa hoàn thành thì
                  ngƣời phạm tội cũng đã bắt đầu thực hiện tội phạm, bắt đầu thực hiện những

                  hành vi  đƣợc  mô  tả trong  cấu thành tội phạm  và  lúc  đó khách thể  của  tội
   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43