Page 42 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 42
41
cụ thể hơn về những trƣờng hợp đồng phạm. Chẳng hạn, Sắc lệnh số 233 - SL
(17/11/1946) quy định:“Người phạm tội đưa hối lộ và nhận hối lộ có thể bị
tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư tài sản. Những người đồng phạm cũng bị
xử phạt như trên”; Sắc lệnh 133 - SL (20/01/1953) đã quy định trƣờng hợp
phạm tội của nhiều ngƣời, trong đó gồm bọn chủ mƣu, cầm đầu, tổ chức, xúi
giục bọn tham gia tổ chức phản cách mạng...
Cùng với sự phát triển của khoa học luật hình sự, khái niệm đồng phạm
đã bắt đầu xuất hiện trong các báo cáo tổng kết của ngành tòa án. Báo cáo tổng
kết công tác năm 1963 của Tòa án nhân dân tối cao đã đƣa ra khái niệm“cộng
phạm”:“Hai hoặc nhiều người cùng chung ý chí và hành động, nghĩa là hoặc
tổ chức, hoặc xúi giục, hoặc giúp sức, hoặc trực tiếp cùng tham gia tội phạm
để cùng đạt tới kết quả phạm tội”. Nhƣ vậy, định nghĩa về cơ bản đã xây dựng
đƣợc khái niệm đồng phạm, trong đó xác định đƣợc những dấu hiệu điển hình
của đồng phạm. Tuy nhiên, nó chƣa mang tính khái quát và chƣa phản ánh
đƣợc những dấu hiệu đặc trƣng của đồng phạm. Mặc dù thực tiễn xét xử từ
những năm 1946 đã đề cập đến vấn đề đồng phạm trong các văn bản pháp luật
hình sự nhƣng vấn đề đồng phạm vẫn chƣa đƣợc quy định thành một chế định
cụ thể.
Bộ luật hình sự của nƣớc ta đƣợc Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985
với 4 lần sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự đƣợc Quốc hội thông qua ngày 28/12/1989, ngày 12/8/1991, ngày
22/12/1992 và ngày 10/5/1997, tại Điều 17 quy định: Hai hoặc nhiều người cố
ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm.
Việc Bộ luật hình sự năm 1985 đƣợc ban hành đã đánh dấu một bƣớc
phát triển về chất trong hoạt động lập pháp hình sự ở nƣớc ta, Bộ luật này lần
đầu tiên quy định khái niệm đồng phạm. Thuật ngữ đồng phạm đƣợc sử dụng
thay thế cho thuật ngữ cộng phạm đƣợc sử dụng trong các văn bản pháp luật
hình sự trƣớc đây, mặc dù bản chất pháp lý không thay đổi, nhƣng chính xác
hơn. Đồng phạm ở đây chỉ sự kiện đồng phạm, quan hệ đồng phạm, ngƣời
đồng phạm bao gồm cả ngƣời thực hành, ngƣời tổ chức, ngƣời xúi giục, ngƣời
giúp sức, khác với nghĩa đồng phạm chỉ ngƣời đồng thực hành trong Sắc lệnh
số 223-SL ngày 17/11/1946 về truy tố các tội hối lộ, phù lạm, biển thủ công
quỹ hoặc trong pháp luật hình sự các nƣớc tƣ bản. Tuy nhiên, trong khái niệm