Page 48 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 48

47


                         Nhƣ vậy, khi tìm hiểu dấu hiệu thuộc mặt khách quan của đồng phạm

                  cần phải xác định đƣợc những ngƣời tham gia thực hiện tội phạm đó có đủ điều
                  kiện của một chủ thể tội phạm hay không. Để có thể coi là đồng phạm, điều

                  kiện đầu tiên về chủ thể thì phải có sự tham gia của ít nhất hai ngƣời trở lên
                  vào việc thực hiện một tội phạm và những ngƣời này phải có đủ điều kiện là

                  chủ thể của tội phạm. Nghĩa là những ngƣời này đạt đủ tuổi theo quy định
                  tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 và không thuộc trƣờng hợp không có năng

                  lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 21 Bộ luật Hình sự 2015. Đây
                  là dấu hiệu bắt buộc, nếu thiếu dấu hiệu về số lƣợng ngƣời tham gia thực

                  hiện  một  tội  phạm  thì  sẽ  không  phải  là  đồng  phạm  mà  chỉ  là  trƣờng  hợp
                  phạm tội đơn lẻ. Ví dụ: Trong vụ án trộm cắp tài sản, A. rủ B vào một nhà

                  dân trộm cắp tiền và tài sản. Sau khi trộm cắp xong A và B đem đi bán, chia
                  nhau số tiền thu lời bất chính là 20 triệu đồng do trộm cắp mà có. Tại thời

                  điểm thực hiện hành vi thì A (18 tuổi), có năng lực chịu trách nhiệm hình sự
                  còn B (13 tuổi), khả năng nhận  thức kém. Theo quy định hiện hành thì B

                  không phải chịu trách nhiệm hình sự do chƣa đủ tuổi theo quy định tại Điều
                  12 BLHS 2015. Tuy có đủ điều kiện về số lƣợng ngƣời tham gia thực hiện

                  nhƣng lại không đủ điều kiện về chủ thể của tội phạm. Do vậy, đây không

                  phải vụ án đồng phạm, mà là vụ án phạm tội đơn lẻ.

                         Ngoài ra, đối với những tội phạm có chủ thể đặc biệt, luật hình sự chỉ đòi
                  hỏi ngƣời  thực hành  có  đặc điểm  của  chủ thể đó. Những ngƣời đồng phạm

                  khác không nhất thiết phải có những đặc điểm của chủ thể đặc biệt. Ví dụ:
                  Trong vụ tham ô tài sản (Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015), ngƣời thực hành

                  phải là ngƣời có chức vụ, quyền hạn liên quan đến tài sản còn những ngƣời
                  đồng phạm khác (ngƣời tổ chức, xúi giục và giúp sức) có thể là ngƣời không có

                  chức vụ, quyền hạn nhƣ vậy.

                         Đối với vấn đề đồng phạm của pháp nhân thƣơng mại: Bộ luật Hình

                  sự 2015 quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thƣơng mại với 33 tội
                  danh đƣợc liệt kê tại Điều 76. Về điều kiện chủ thể của tội phạm pháp nhân

                  thƣơng mại thì phải là tổ chức đƣợc thành lập hợp pháp theo quy định của
                  pháp luật Việt Nam, có điều kiện, tiêu chí cụ thể; và về nguyên tắc, khi thỏa

                  mãn các dấu hiệu khách quan và chủ quan trong đồng phạm, thì tất cả các
                  hành  vi  triển  khai  thực  hiện  nhiệm  vụ  theo  sự  phân  công  của  pháp  nhân,

                  hành vi giúp đỡ, tạo điều kiện cần thiết nhằm hỗ trợ cho pháp nhân thƣơng
                  mại thực hiện tội phạm đều đƣợc coi là đồng phạm.
   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53