Page 53 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 53

52


              cơ của họ thỏa mãn quy định của điều luật thì họ đã phạm tội dƣới hình thức

              đồng phạm mà không cần động cơ của họ phải giống nhau. Ví dụ: Trƣờng hợp
              hai ngƣời cùng nhau thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi

              thi hành công vụ (Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015) mà một ngƣời có động
              cơ vụ lợi, một ngƣời có động cơ cá nhân khác thì họ vẫn là đồng phạm của
              nhau.


                     Tóm lại, để xác định đồng phạm cần dựa vào dấu hiệu khách quan và
              dấu hiệu chủ quan đƣợc thể hiện trong mỗi thành viên tham gia thực hiện tội
              phạm dƣới hình thức đồng phạm. Vấn đề có ý nghĩa trong việc đánh giá tính

              chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm bằng hình thức đồng phạm nói chung,
              cũng nhƣ của mỗi thành viên trong đồng phạm nói riêng.

                     3. Ý nghĩa của chế định đồng phạm


                     Chế định đồng phạm nói chung và khái niệm đồng phạm nói riêng lần
              đầu tiên đƣợc quy định trong luật hình sự của nƣớc ta có ý nghĩa về mặt lập
              pháp hết sức to lớn. Nó đánh dấu sự trƣởng thành về kỹ thuật lập pháp hình sự

              của nƣớc ta.

                     Về mặt lý luận, khái niệm đồng phạm đƣợc quy định trong Bộ luật hình
              sự năm 2015 để từ đó xác định các quy phạm khác của chế định đồng phạm về

              những  loại  ngƣời  đồng  phạm,  các  giai  đoạn  thực  hiện  tội  phạm  trong  đồng
              phạm, tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm trong đồng phạm, các

              hình thức đồng phạm và trách nhiệm hình sự trong đồng phạm; là cơ sở lý luận
              cho việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề khác mang tính đặc thù đối với đồng
              phạm nhƣ các giai đoạn thực hiện tội phạm, các hình thức đồng phạm, tổ chức

              phạm tội... Khái niệm đồng phạm cùng với cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý
              để phân biệt những hành vi đồng phạm với những hành vi liên quan đến tội

              phạm  và  truy  cứu  trách nhiệm  hình sự  những  ngƣời  đồng phạm. Việc  nhận
              thức đúng đắn khái niệm đồng phạm và xác định chính xác đồng phạm trong
              thực tiễn xét xử là bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện nguyên tắc pháp chế

              xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực hình sự, nguyên tắc xử lý đƣợc quy định tại
              Điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015 nhằm xử lý đúng ngƣời, đúng tội, không kết

              tội oan và không bỏ lọt tội phạm. Nhƣ vậy, đồng phạm có ý nghĩa thống nhất
              về mặt nhận thức trong nghiên cứu lý luận cũng nhƣ trong thực tiễn xét xử.

                     Bên cạnh những ý nghĩa nói trên, đồng phạm còn có ý nghĩa trong việc

              xác định tính chất nguy hiểm cho xã hội của đồng phạm khi so sánh với các
              hình thức phạm tội khác nhƣ hình thức phạm tội riêng lẻ, hình thức phạm tội
   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58