Page 58 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 58

57


                  đồng. Trong trƣờng hợp này, A và B cùng phạm tội trộm cắp tài sản, tuy nhiên

                  A và B không đƣợc coi là đồng phạm. Bởi, trong trƣờng hợp trên chỉ đáp ứng
                  đƣợc điều kiện  có  hai  ngƣời  trở  lên thực  hiện tội phạm  với  lỗi  cố  ý nhƣng

                  không  đáp  ứng  điều  kiện  là  cùng  thực  hiện  tội  phạm.  Hành  vi  của  A  và  B
                  không thể hiện mối liên kết thống nhất, không tạo điều kiện hỗ trợ nhau để đạt
                  hậu quả chung của tội phạm, mà đây là hành vi khác nhau của hai chủ thể trong

                  tội trộm cắp tài sản.

                         Nhƣ vậy, nhiều ngƣời tham gia thực hiện tội phạm có thể là đồng phạm
                  hoặc có thể không, để xác định chính xác cần phải đặt chúng trong từng trƣờng

                  hợp cụ thể, các yếu tố cấu thành tội phạm.

                         -  Đồng  phạm  có  thông  mưu  trước:  là  hình  thức  đồng  phạm  trong  đó
                  những ngƣời trong đồng phạm đã có sự thoả thuận bàn bạc với nhau về tội

                  phạm cùng thực hiện.

                         Đồng phạm có thông mƣu trƣớc đƣợc đề cập đầu tiên trong Quốc triều
                  hình luật tại Điều 454:“Những kẻ cùng mưu với nhau đi ăn cướp, nhưng khi đi

                  thì lại không đi, người đi lấy được của về chia nhau, mà kẻ đồng mưu ở nhà
                  cũng lấy phần chia, thì cũng xử tội như là có đi ăn cướp (ăn trộm cũng vậy).

                  Nếu không lấy phần chia thì xử lưu đi châu gần”.

                         Hoàng Việt hình luật tuy chƣa có khái niệm dự mƣu nói chung nhƣng
                  cũng đã quy định về khái niệm dự mƣu tội cố sát: “Dự mưu là trước việc làm

                  đã quyết ý xâm phạm đến thân thể một người nào sẽ thấy hay sẽ gặp, không kể
                  sự quyết ý ấy nhân tình - thế gì hay sự do gì cũng vậy”.

                         Bộ luật này cũng đã thể hiện quan điểm đánh giá đồng phạm có dự mƣu

                  có mức độ tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn đồng phạm không có dự mƣu,
                  cho nên những ngƣời đồng phạm có dự mƣu phải chịu hình phạt nặng hơn:

                         -  Khi  nào  nhiều  ngƣời  cùng  đánh  hoặc  hành  hung  hay  bạo  hành  một

                  ngƣời, nếu các phạm nhân không có bàn định trƣớc và đồng mƣu với nhau,
                  thời ít ra chính phạm cũng bị phạt giam 2 tháng, đồng phạm sẽ bị phạt giam 2
                  tháng.


                         - Nếu đã bàn định trƣớc và hiệp ý đồng mƣu với nhau rồi mới đánh hoặc
                  có hành hung hay bạo hành thời chánh phạm ít ra sẽ bị phạt giam 6 tháng, đồng
                  hay tòng phạm ít ra sẽ bị phạt giam 4 tháng.


                         Sau Cách mạng Tháng tám, trong các văn bản pháp luật hình sự Nhà
                  nƣớc ta, cũng đã quy định tình tiết có dự mƣu trƣớc là tình tiết tăng nặng đặc
   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63