Page 62 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 62
61
hành vi đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm tội cƣớp tài sản đƣợc quy định tại
Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015.
Nhƣ vậy, đồng phạm phức tạp về tính chất khác hẳn đồng phạm giản
đơn. Việc phân loại các hình thức đồng phạm góp phần đánh giá tính chất, mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phục vụ cho việc xây dựng và
hoàn thiện chế định đồng phạm trong phần chung của Bộ luật hình sự năm
2015. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội chính là căn cứ
thống nhất để phân loại các hình thức đồng phạm.
Do đó, vai trò của từng ngƣời đồng phạm phụ thuộc vào hình thức hành
vi đồng phạm mà họ thực hiện. Việc tìm hiểu các hình thức đồng phạm sẽ giúp
chúng ta xác định chính xác trách nhiệm hình sự cho từng ngƣời đồng phạm
phù hợp với loại hình tội phạm mà họ thực hiện.
5. Phạm tội có tổ chức
Trong lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam, Bộ luật hình sự năm 1985
tại khoản 3 Điều 17; khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999 cũng nhƣ Bộ
luật hình sự năm 2015 tại khoản 2 Điều 20 quy định: Phạm tội có tổ chức là
hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện
tội phạm. Tình tiết phạm tội có tổ chức không những đƣợc quy định là tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Điều 39 Bộ luật hình sự năm1985, Điều 48
Bộ luật hình sự năm1999 và Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 còn đƣợc quy
định là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt tại nhiều điều luật.
Việc Bộ luật hình sự năm1985, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định khái
niệm phạm tội có tổ chức, đồng thời xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của
hình thức đồng phạm đặc biệt này, đánh dấu bƣớc trƣởng thành về kỹ thuật lập
pháp hình sự của nƣớc ta. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn trừu tƣợng do tính
chất định tính của cụm từ “câu kết chặt chẽ”, cho nên Hội đồng thẩm phán,
Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 hƣớng
dẫn, bổ sung Nghị quyết số 02/ HĐTP ngày 5/01/1986 đã giải thích:“Phạm tội
có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội
phạm”. Trong thực tế, sự câu kết này có thể thể hiện dƣới các dạng sau đây:
Một là, những ngƣời đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội nhƣ:
Đảng phái, hội, đoàn phản động, băng, ổ trộm, cƣớp... có những tên chỉ huy,
cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội không có những tên chỉ huy,
cầm đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã thống nhất cùng
nhau hoạt động phạm tội. Ví dụ: Sau khi đã hết hạn tù, một số ngƣời chuyên