Page 59 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 59

58


              biệt của tội giết ngƣời. Thông tƣ số 442/TTg ngày 19/1/1955 của Thủ tƣớng

              chính phủ quy định: “Cố ý giết người: phạt tù từ 5 năm đến 20 năm, nếu có
              trường hợp nhẹ thì có thể hạ xuống đến 1 năm, giết có dự mưu có thể phạt đến

              tử hình”.

                     Tình tiết có dự mƣu đƣợc áp dụng đối với cả trƣờng hợp phạm tội riêng
              lẻ và trƣờng hợp đồng phạm. Trong trƣờng hợp đồng phạm giết ngƣời có dự

              mƣu, nói cách khác, đồng phạm giết ngƣời có thông mƣu trƣớc, thì phải coi
              đây là tình tiết tăng nặng đặc biệt của tội giết ngƣời.

                     Tổng kết thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao đã đƣa ra khái niệm

              giết ngƣời có dự mƣu“trước hết phải có ý định giết người từ trước khi giết và
              đã có sự chuẩn bị hoặc ít nhất là có kế hoạch để thực hiện ý định đó”.

                     Đồng phạm có thông mƣu trƣớc là hình thức đồng phạm mà trƣớc khi
              ngƣời  thực  hành  hoặc  những  ngƣời  khác  thực  hiện  hành  vi  phạm  tội  giữa

              những ngƣời này đã có sự bàn bạc, thống nhất ý chí với nhau về chuẩn bị công
              cụ,  phƣơng  tiện  phạm  tội,  lựa  chọn  hình  thức  phạm  tội,  cách  che  giấu  tội
              phạm…  Sự  bàn  bạc,  thỏa  thuận  trƣớc  giữa  những  ngƣời  đồng  phạm  về  tội

              phạm cùng thực hiện có thể diễn ra ngay trƣớc khi bắt tay vào việc thực hiện
              tội phạm hoặc ở một thời điểm cách xa thời điểm thực hiện tội phạm. Sự thỏa
              thuận, bàn bạc trƣớc đó có thể chỉ liên quan đến một số khía cạnh cụ thể của

              việc thực hiện tội phạm mà không nhất thiết phải thỏa thuận về toàn bộ hoạt
              động phạm tội. Sự thông mƣu trƣớc cũng có thể rất chi tiết, cụ thể, nói lên mức
              độ phối hợp cao giữa những ngƣời đồng phạm trong việc cùng tham gia thực
              hiện tội  phạm.  Cũng  có  thể  có  những  trƣờng hợp, những  ngƣời  đồng phạm

              không chỉ thỏa thuận, bàn bạc trƣớc về một tội phạm nguy hiểm cho xã hội của
              một số nhóm tội phạm, loại tội phạm. Ví dụ: A rủ B cùng mình đột nhập vào

              nhà ông C để trộm cắp tài sản (Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015). B đồng ý.
              Cả hai thƣờng xuyên tụ tập tại nhà A để bàn bạc, lập kế hoạch. A giao cho B
              tìm cách giết con chó nhà ông C, còn A sẽ theo dõi hoạt động đi lại của các
              thành viên trong gia đình ông C. Lợi dụng lúc gia đình ông C đi vắng hết, A và

              B đã đột nhập vào nhà ông C lấy đi số tiền là 5.400.000 đồng và một số vật
              dụng khác.

                     Ở hình thức đồng phạm này những ngƣời đồng phạm đã ít nhiều có sự
              bàn bạc và phân công vai trò nên họ có quan hệ phạm tội chặt chẽ hơn. Loại

              đồng phạm này có tính chất nguy hiểm hơn loại đồng phạm không có thông
              mƣu trƣớc.

                     Tóm lại, họ có thể thỏa thuận để thống nhất ý kiến về mọi chi tiết có liên
   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64