Page 55 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 55
54
xã hội của tội phạm mà những ngƣời đồng phạm thực hiện.
Mặt khác, hình thức đồng phạm có tính độc lập tƣơng đối và tác động trở
lại nội dung đồng phạm, có ảnh hƣởng nhất định đến tính nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm mà những ngƣời đồng phạm thực hiện.
Mối liên hệ giữa những ngƣời đồng phạm, sự phối hợp hoạt động phạm
tội của chúng diễn ra rất phức tạp, đa dạng. Vì vậy, việc phân loại các hình
thức đồng phạm thành nhóm theo một trật tự nhất định là phƣơng pháp để nhận
thức hệ thống các hình thức đồng phạm.
Khi nghiên cứu về đồng phạm, thì việc xác định những đặc điểm chung
của các hình thức đồng phạm, cũng nhƣ những dấu hiệu riêng của từng hình
thức đồng phạm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng. Xác định
đúng hình thức đồng phạm trong mỗi trƣờng hợp là yếu tố quan trọng để các
Tòa án định tội danh, cũng nhƣ cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt
một cách chính xác đối với từng ngƣời đồng phạm riêng biệt.
Khoa học hình sự Việt Nam, căn cứ vào những đặc điểm của mối quan
hệ giữa những ngƣời đồng phạm về mặt chủ quan và khách quan, để phân loại
các hình thức đồng phạm. Cụ thể:
a. Phân loại theo dấu hiệu chủ quan
- Đồng phạm không có thông mưu trước: là hình thức đồng phạm trong
đó không có sự thỏa thuận, bàn bạc với nhau trƣớc từ giữa những ngƣời đồng
phạm hoặc có thoả thuận nhƣng không đáng kể, có thể họ nhất trí phạm tội ở
hiện trƣờng hoặc đồng phạm đƣợc hình thành khi có ngƣời đang thực hiện
tội phạm.
Ở hình thức đồng phạm này, những ngƣời đồng phạm không có sự bàn
bạc trƣớc với nhau về kế hoạch thực hiện tội phạm, đồng thời giữa những
ngƣời đồng phạm không có sự phân công vai trò nhƣ tổ chức, thực hành hay
xúi giục. Thuộc hình thức này có thể những ngƣời đồng phạm chỉ nhất trí về
việc thực hiện tội phạm với nhau ở hiện trƣờng và bắt tay ngay vào việc thực
hiện tội phạm hoặc đồng phạm đƣợc hình thành khi có ngƣời đang thực hiện
tội phạm, ngƣời khác thấy vậy cũng cùng tham gia phạm tội. Ví dụ: A và B rủ
nhau lên đồi hái chè. Đến chiều tối A và B thấy một con bò đang ăn ở phía cuối
đồi chè. Cả hai nảy sinh ý định bắt trộm con bò đó. Sau đó A và B dắt bò về
dƣới huyện và bán đƣợc 10.000.000 đồng. Ở đây, A và B cùng thực hiện hành
vi trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS năm 2015) nhƣng giữa A và B trƣớc khi
thực hiện hành vi trộm cắp tài sản không có sự bàn bạc vạch kế hoạch trƣớc.