Page 57 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 57
56
hợp toàn bộ những ngƣời đồng phạm là ngƣời đồng thực hành; còn đồng phạm
có một ngƣời thực hành không có thông mƣu trƣớc thì đƣơng nhiên ngƣời
đồng phạm khác hoặc những ngƣời đồng phạm khác phải giữ vai trò ngƣời xúi
giục, ngƣời giúp sức.
Trong hai hình thức đồng phạm trên thì đồng phạm có hai ngƣời thực
hành trở lên không có thông mƣu trƣớc có mức độ tính nguy hiểm cho xã hội
cao hơn so với đồng phạm có một ngƣời thực hành không có thông mƣu trƣớc.
Vì hành vi gây thiệt hại cho khách thể dù ở hình thức cụ thể nào cũng luôn diễn
ra trên cơ sở hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng của đối tƣợng tác động -
các bộ phận cấu thành của quan hệ xã hội: chủ thể, nội dung, đối tƣợng của các
quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ. Sự làm biến đổi tình trạng này chính
là phƣơng thức gây thiệt hại cho quan hệ xã hội. Cùng không có thông mƣu
trƣớc và các tình tiết khác tƣơng đƣơng, thì hai ngƣời thực hành trở lên có khả
năng tác động làm biến đổi tình trạng của những đối tƣợng tác động cụ thể lớn
hơn so với một ngƣời thực hành.
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 đã thể hiện quan điểm này khi quy
định tình tiết hai ngƣời thực hành trở lên là tình tiết tăng nặng định khung hình
phạt của tội hiếp dâm (Điều 141 Bộ luật hình sự), tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16
tuổi (Điều 142), tội cƣỡng dâm (Điều 143), tội cƣỡng dâm ngƣời từ đủ 13 đến
dƣới 16 tuổi (Điều 144) với quy định nhiều ngƣời hiếp một ngƣời, nhiều ngƣời
cƣỡng dâm một ngƣời.
Đồng phạm không có thông mƣu trƣớc khác với trƣờng hợp đông ngƣời
phạm tội. Khi tội phạm đƣợc thực hiện bởi nhiều ngƣời và hành động có sự
liên hệ mật thiết, tác động lẫn nhau thì trƣờng hợp đó đƣợc gọi là đồng phạm.
Đồng phạm là hình thức phạm tội “đặc biệt”, đòi hỏi những điều kiện riêng,
khác với những trƣờng hợp phạm tội riêng lẻ (về số lƣợng ngƣời tham gia
phạm tội, mối liên hệ giữa các đối tƣợng trong cùng vụ án cũng nhƣ tội phạm
mà cả nhóm hƣớng tới thực hiện)... Đồng phạm không có thông mƣu trƣớc là
một trong các hình thức của đồng phạm nên cũng phải có những điều kiện này.
Còn đối với trƣờng hợp đông ngƣời phạm tội chỉ là trƣờng hợp một số ngƣời
đã cùng thực hiện một tội phạm và cùng một thời gian, nhƣng giữa những
ngƣời này không có sự bàn bạc, liên hệ, ràng buộc, hỗ trợ nhau mà hành vi của
từng ngƣời đều thực hiện độc lập. Trƣờng hợp này không đƣợc coi là đồng
phạm. Ví dụ: A cắt khóa lẻn vào nhà bà C lấy trộm chiếc xe máy trị giá 40 triệu
đồng. B đi qua nhà bà C thấy cổng mở, nhƣng lại không có ai ở nhà, thấy có
chiếc xe máy Ware dựng ở ngoài sân, B lẻn vào dắt đi. Chiếc xe trị giá 25 triệu