Page 28 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 28

27


                  tác hại là dấu hiệu băt buộc. Ví dụ: Tội giết ngƣời theo quy định tại Điều 123

                  Bộ luật hình sự năm 2015 là tội có cấu thành tội phạm vật chất nên tội phạm
                  này hoàn thành từ thời điểm ngƣời phạm tội gây ra hậu quả nạn nhân chết.


                         Đối  với  những  tội  phạm  có  cấu  thành  tội  phạm  hình  thức, tội  phạm
                  đƣợc coi là hoàn thành khi ngƣời phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan

                  đƣợc quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm cụ thể, không kể
                  họ đã gây ra hoặc chƣa gây ra hậu quả tác hại. Đối với loại tội phạm này, dấu

                  hiệu hậu quả xảy ra cho xã hội không phải là dấu hiệu bắt buộc. Ví dụ: Tội

                  hiếp dâm theo quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015 thì hành vi
                  khách quan bao gồm có hai hành vi dùng vũ lực… và hành vi giao cấu trái ý

                  muốn…; Tội cƣớp tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm
                  2015 thì hành vi khách quan chỉ là một hành vi dùng vũ lực… nhằm chiếm

                  đoạt tài sản. Tuy nhiên, dù một hành vi khách quan hay nhiều hành vi khách
                  quan thì tội phạm hoàn thành khi tất cả các hành vi đó đều đã xảy ra.


                         Đối với tội phạm có cấu thành tội phạm cắt xén, tội phạm đƣợc coi là
                  hoàn thành khi ngƣời phạm tội đã có những hoạt động bất kỳ nhằm thực hiện

                  hành vi phạm tội. Ví dụ: đối với Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân

                  dân theo quy định tại Điều 109 Bộ luật hình sự năm 2015, tội phạm hoàn
                  thành ngay khi ngƣời phạm tội có hoạt động thành lập tổ chức nhằm lật đổ

                  chính quyền nhân dân, không cần việc thành lập tổ chức đã hoàn thành.

                         c.  Phân  biệt  thời  điểm  tội  phạm  hoàn  thành  và  thời  điểm  tội

                  phạm kết thúc

                         Trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm cần phải phân
                  biệt đƣợc thời điểm tội phạm hoàn thành với thời điểm tội phạm kết thúc.


                         Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm hành vi phạm tội đã thỏa

                  mãn hết các dấu hiệu đƣợc quy định trong mặt khách quan của cấu thành
                  tội phạm.


                         Thời điểm tội phạm kết thúc là thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự

                  chấm dứt trên thực tế. Tức là khi ngƣời phạm tội không thực hiện tội phạm
                  nữa, khách thể của tội phạm không còn bị xâm hại nữa.


                         Tội phạm kết thúc có thể xảy ra trong các trƣờng hợp nhƣ: khi ngƣời
                  phạm tội đã đạt đƣợc mục đích nên dừng việc thực hiện các hành vi phạm tội;
   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33