Page 29 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 29

28


              hay khi ngƣời phạm tội bị ngăn cản nên không thể tiếp tục thực hiện hành vi

              phạm tội; hoặc khi ngƣời phạm tội tự ý dừng việc phạm tội.

                     Nhƣ vậy, thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm dùng để đánh giá

              tội phạm về mặt pháp lý, còn thời điểm tội phạm kết thúc là thời điểm dùng

              để đánh giá tội phạm về mặt thực tế. Hai thời điểm này khác nhau về tính chất

              nên về hình thức thời điểm tội phạm hoàn thành và thời điểm tội phạm kết

              thúc  có  thể  trùng  nhau  hoặc  không  trùng  nhau.  Thời  điểm  tội  phạm  hoàn
              thành phụ thuộc vào cấu trúc của cấu thành tội phạm đƣợc quy định tại điều

              luật thuộc phần các tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự. Còn thời điểm tội

              phạm kết thúc phụ thuộc vào hành vi phạm tội của ngƣời phạm tội đã thực sự

              chấm dứt trên thực tế hay chƣa. Vì thế, hành vi phạm tội có thể kết thúc khi

              tội phạm chƣa hoàn thành tức là hành vi phạm tội có thể dừng lại ở giai đoạn
              chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chƣa đạt và ngƣợc lại, tội phạm tuy đã hoàn

              thành nhƣng có thể tiếp tục xảy ra (tội phạm chƣa kết thúc). Ví dụ: A đâm dao

              vào tim B để giết B làm B chết ngay, tội phạm hoàn thành trùng với tội phạm

              kết thúc. Tuy nhiên, A đâm dao vào ngƣời B để giết B nhƣng đâm trƣợt, B chỉ

              bị thƣơng, A tiếp tục lao vào đâm tiếp nhƣng B tránh đƣợc và mọi ngƣời can

              ngăn, tội phạm hoàn thành trƣớc tội phạm kết thúc.

                     Việc phân biệt hai thời điểm này có ý nghĩa trong thực tế áp dụng chế

              định đồng phạm và trong thực tế áp dụng những quy định về thời hiệu truy

              cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng những chế định và những quy định

              này đều dựa vào thời điểm tội phạm kết thúc và hoàn toàn không phụ thuộc

              vào thời điểm tội phạm hoàn thành. Trong khi áp dụng quy định về thời hiệu
              truy cứu trách nhiệm hình sự, việc xác định thời điểm tội phạm kết thúc sẽ có

              ý nghĩa đối với những trƣờng hợp giữa thời điểm tội phạm hoàn thành và thời

              điểm tội phạm kết thúc có khoảng cách nhƣ ở những trƣờng hợp tội kéo dài

              hoặc tội liên tục. Đối với những trƣờng hợp này, việc tính thời hạn phải kể từ

              ngày tội phạm kết thúc. Ngoài ra, thời điểm kết thúc của một hành vi phạm tội
              cũng có ý nghĩa trong việc xác định có đồng phạm hay không. Nếu thực tế,

              hành vi phạm tội đã kết thúc thì không thể có đồng phạm, nhƣng nếu hành vi

              phạm tội chỉ mới hoàn thành mà chƣa kết thúc thì vẫn có thể có đồng phạm.
   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34