Page 25 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 25

24


              hoặc phạm tội chƣa đạt chƣa hoàn thành. Nếu ngƣời phạm tội đang ở giai

              đoạn chƣa đạt đã hoàn thành thì không còn cơ hội để thực hiện việc tự ý nửa
              chừng chấm dứt việc phạm tội nữa, bởi chƣa đạt đã hoàn thành, về bản chất,

              nguy hiểm hơn chƣa đạt chƣa hoàn thành. Vì vậy, tự ý nửa chừng không đƣợc
              đặt ra nếu ngƣời phạm tội ở giai đoạn phạm tội chƣa đạt đã hoàn thành.

                     - Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến việc chƣa đạt,

              phạm tội chƣa đạt có thể chia thành trƣờng hợp phạm tội chƣa đạt vô hiệu và
              các trƣờng hợp chƣa đạt khác.

                     Phạm tội chƣa đạt vô hiệu là trƣờng hợp phạm tội chƣa đạt mà nguyên

              nhân khách quan của việc chƣa đạt gắn với công cụ, phƣơng tiện phạm tội và
              với đối tƣợng tác động của tội phạm.


                     Có hai trƣờng hợp phạm tội chƣa đạt vô hiệu:

                     Trường hợp thứ nhất: phạm tội chƣa đạt gắn với đối tƣợng tác động của
              tội phạm. Đây là trƣờng hợp phạm tội chƣa đạt mà chủ thể đã thực hiện hành

              vi nhằm gây thiệt hại cho khách thể nhƣng thực tế không thể gây thiệt hại vì
              không có đối tƣợng tác động (ví dụ mở trộm két sắt định lấy tiền nhƣng trong

              két  không  có  tiền)  hoặc  đối  tƣợng  tác  động  không  có  tính  chất  mà  ngƣời

              phạm tội tƣởng là có (đƣa hối lộ cho ngƣời tƣởng là có chức vụ, quyền hạn
              nhằm trốn tội nhƣng lại đƣa nhầm cho ngƣời không có chức vụ quyền hạn).

                     Trường hợp thứ hai: phạm tội chƣa đạt do chủ thể đã sử dụng nhầm

              công cụ, phƣơng tiện. Đây là trƣờng hợp ngƣời phạm tội muốn sử dụng công
              cụ, phƣơng tiện có khả năng gây ra hậu quả của cấu thành tội phạm nhƣng

              thực tế công cụ, phƣơng tiện mà ngƣời phạm tội đã sử dụng không có khả
              năng đó (nhƣ dùng thuốc độc để giết ngƣời nhƣng không gây chết ngƣời đƣợc

              vì thuốc độc giả). Cần phân biệt trƣờng hợp này với trƣờng hợp trong đó chủ
              thể đã dùng những công cụ, phƣơng tiện rõ ràng là không thể gây thiệt hại

              đƣợc cho khách thể của tội phạm. Ví dụ: do mê tín nên đã dùng bùa, ngải để
              giết ngƣời đây không phải là trƣờng hợp phạm tội giết ngƣời.


                     Phạm tội chƣa đạt vô hiệu tuy đƣợc coi là trƣờng hợp mang tính đặc
              thù trong nghiên cứu khoa học nhƣng cũng là một trong các trƣờng hợp phạm

              tội chƣa đạt, nguyên nhân dẫn đến phạm tội chƣa đạt cũng do nguyên nhân
              khách quan. Do đó vấn đề trách nhiệm hình sự của chƣa đạt vô hiệu cũng

              giống nhƣ các trƣờng hợp phạm tội chƣa đạt khác mà không có điều luật riêng
              quy định về trƣờng hợp này.
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30