Page 21 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 21

20


              mặc cho hậu quả xảy ra, phạm tội chƣa đạt chỉ có thể xảy ra đối với trƣờng

              hợp tội phạm đƣợc thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

                     b. Các dấu hiệu xác định trường hợp phạm tội chưa đạt


                     Theo quy định của Luật Hình sự, có ba dấu hiệu xác định trƣờng hợp
              phạm tội ở giai đoạn phạm tội chƣa đạt:

                     - Dấu hiệu thứ nhất: ngƣời phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm.


                     Đây là dấu hiệu để phân biệt giữa phạm tội chƣa đạt với với chuẩn bị
              phạm tội. “Bắt đầu thực hiện tội phạm” đƣợc hiểu là ngƣời phạm tội đã thực

              hiện hành vi đƣợc mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm cụ thể.
              Ví dụ: ngƣời phạm tội thực hiện hành vi đâm, bắn, chém... để tƣớc đoạt tính
              mạng ngƣời khác trong tội giết ngƣời hoặc ngƣời phạm tội thực hiện hành vi

              dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản trong tội cƣớp tài sản.

                     Cũng đƣợc coi là “đã bắt đầu thực hiện tội phạm” nếu ngƣời phạm tội
              thực hiện “hành vi đi liền trƣớc” hành vi đƣợc mô tả trong mặt khách quan

              của cấu thành tội phạm. Đó là những hành vi (xét về khách quan và chủ quan)
              thể hiện sự bắt đầu của hành vi đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm và kế

              tiếp ngay sau đó hành vi đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm sẽ đƣợc thực
              hiện. Ví dụ: hành vi nhặt dao để đâm hoặc hành vi lắp đạn giƣơng súng lên để
              bắn trong tội giết ngƣời. Đây là hành vi “đi liền trƣớc” của hành vi tƣớc đoạt

              tính mạng ngƣời khác. Hành vi này chƣa phải là hành vi tƣớc đoạt tính mạng
              ngƣời khác (hành vi khách quan là hành vi đâm, hành vi bắn) nhƣng nó là sự

              bắt đầu của hành vi khách quan và ngay sau đó hành vi khách quan là hành vi
              tƣớc đoạt tính mạng ngƣời khác (hành vi đâm, hành vi bắn) sẽ xảy ra. Những
              hành vi “đi liền trƣớc” nhƣ vậy tuy thể hiện là sự chuẩn bị nhƣng vì rất gần

              với hành vi khách quan đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm, không thể tách
              ra đƣợc về mặt thời gian nên cũng đƣợc coi là hành vi thực hiện tội phạm.

                     - Dấu hiệu thứ hai: ngƣời phạm tội không thực hiện tội phạm đƣợc đến

              cùng (về mặt pháp lý).

                     Ngƣời phạm tội không thực hiện đƣợc tội phạm đến cùng là sự đánh giá
              về pháp lý chứ không phải theo ý muốn chủ quan của ngƣời phạm tội, nghĩa

              là hành vi của ngƣời phạm tội chƣa thỏa mãn hết các dấu hiệu đƣợc phản ánh
              trong mặt khách quan của tội phạm do luật quy định, chứ không căn cứ vào

              việc ngƣời phạm tội đã đạt mục đích của họ hay chƣa. Cơ sở để xác định một
              ngƣời đã thực hiện tội phạm đến cùng (tội phạm hoàn thành) hay không thực
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26