Page 22 - STK Mot so van de co ban ve che dinh cac giai doan co y thuc hien toi pham va dong pham trong LHS VN
P. 22

21


                  hiện đƣợc tội phạm đến cùng (phạm tội chƣa đạt) là ở chỗ hành vi của một

                  ngƣời đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể hay
                  chƣa? Nếu một ngƣời thực hiện hành vi thỏa mãn hết các dấu hiệu của một

                  cấu thành tội phạm cụ thể thì hành vi của ngƣời đó đƣợc coi là đã thực hiện
                  tội phạm đến cùng. Ngƣợc lại, một ngƣời thực hiện hành vi chƣa thỏa mãn hết
                  các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể do những nguyên nhân ngoài

                  ý muốn, thì đƣợc coi là chƣa thực hiện tội phạm đến cùng.

                         Vì  vậy,  chƣa  thực  hiện  tội  phạm  đến  cùng  có  thể  xảy  ở  một  trong
                  những trƣờng hợp sau:


                         Trường  hợp  thứ  nhất,  ngƣời  phạm  tội  chƣa  thực  hiện  đƣợc  hành  vi
                  khách quan của tội phạm mà mới chỉ thực hiện đƣợc “hành vi đi liền trƣớc”
                  hành vi khách quan, ví dụ ngƣời phạm tội mới vung dao lên để đâm nhằm

                  tƣớc đoạt tính mạng ngƣời khác một cách trái pháp luật thì đã bị bắt giữ;…

                         Trường hợp thứ hai, ngƣời phạm tội đã thực hiện đƣợc hành vi khách
                  quan nhƣng chƣa thực hiện đƣợc hết tất cả hành vi khách quan đƣợc mô tả

                  trong cấu thành tội phạm. Trƣờng hợp này chỉ có ở những tội phạm mà trong
                  mặt khách quan đòi hỏi phải thực hiện nhiều hành vi khách quan kế tiếp nhau

                  thì tội phạm mới hoàn thành, ví dụ: ngƣời phạm tội mới vật ngã nạn nhân
                  nhƣng chƣa kịp thực hiện hành vi giao cấu thì đã bị bắt giữ ở Tội hiếp dâm;

                         Trường hợp thứ ba, ngƣời phạm tội đã thực hiện đƣợc hành vi khách

                  quan nhƣng chƣa gây ra hậu quả của tội phạm hoặc hậu quả mà họ gây ra
                  chƣa đúng nhƣ cấu thành tội phạm phản ánh, ví dụ: ngƣời phạm tội đã đâm
                  nạn nhân nhiều nhát nhằm tƣớc đoạt tính mạng ngƣời khác một cách trái pháp

                  luật nhƣng nạn nhân chƣa chết thì đã bị bắt giữ…

                         Trường hợp thứ tư, hậu quả thiệt hại tuy đã xảy ra nhƣng không có
                  quan hệ nhân quả với hành vi khách quan mà chủ thể đã thực hiện, ví dụ:

                  trƣờng hợp chủ thể đã đâm nạn nhân nhằm tƣớc đoạt tính mạng của họ, nạn
                  nhân bỏ chạy và lao vào ô tô, nạn nhân bị chết do đa chấn thƣơng, kết quả

                  giám định pháp y xác định nguyên nhân dẫn đến hẩu quả chết ngƣời là do tai
                  nạn giao thông chứ không phải vì hai nhát dao đâm của ngƣời phạm tội.

                         Trong các hợp trên, trƣờng hợp thứ ba và thứ tƣ chỉ có thể có ở những

                  tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất.

                         - Dấu hiệu thứ ba: ngƣời phạm tội không thực hiện tội phạm đƣợc đến
                  cùng  là  do  những  nguyên  nhân  ngoài  ý muốn  của  họ, còn  bản  thân  ngƣời

                  phạm tội vẫn mong muốn thực hiện tội phạm đến cùng.
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27